PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 21. SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ.pdf

1 BÀI TẬP THEO BÀI : - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, chúng có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: Các cây bần chua (cây lậu) sống trong rừng ngập mặn tạo thành quần thể bần chua, các cá thể voi sống trong rừng tạo thành quần thể voi : - Quần thể là cấu trúc ổn định về số lượng và mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ đực/cái và sự phân bố trong không gian. - Trong quần thể sinh vật, các cá thể có những tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. - Trong quần thể, giữa quần thể và môi trường luôn có sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Các cá thể của quần thể có khả năng sinh sản hình thành thế hệ mới. - Hoạt động sống và số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh tương ứng với sự thay đối của điều kiện môi trường. 1. : Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, ..., đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sốn : - Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm các cây bạch đàn - Các cây thông nhựa liền rễ nhau BÀ 21 Ọ PHẦ N 7 I TÓM TẮT LÍ THUYẾT II DI TRUY MÔI TRƯỜN Chủ đề 7
2 BÀI TẬP THEO BÀI - Sư tử hợp lực hỗ trợ săn mồi - Cá thể bồ nông hỗ trợ nhau đàn : Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác được các nguồn sống tốt hơn, chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi, nhờ đó tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể 2. : Xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng,... : Thường không dẫn tới sự tuyệt diệt các cá thể cùng loài mà làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. : Biểu hiện cạnh tranh Kết quả Ý nghĩa Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật Duy trì mật độ phù hợp, các cây còn lại sinh trưởng tốt Động vật tranh giành thức ăn Đào thải các cá thể yếu Duy trì mật độ phù hợp, giảm cạnh tranh, hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, ... Động vật đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản Di cư khỏi quần thể B 1 : Kích thước quần thể là tổng số các cá thể (hoặc tổng khối lượng hay tổng năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian mà quần thể sinh sống. Kích thước tối thiểu Kích thước tối đa Khái niệm Là số lượng cả thể ít nhất mà quần thể cần phải có để duy trì và phát triển. Là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường Ứng dụng Đối với công tác bảo tồn, xác định kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật quí hiếm giúp đề ra các biện pháp bảo tồn kịp thời, tránh hiện tượng tuyệt chủng như Tê giác một sừng của Việt Nam Trong trồng trọt và chăn nuôi, việc xác định kích thước của quần thể sẽ giúp kiểm soát số lượng cá thể phù hợp với điều kiện môi trường 2 : - Tỉ lệ giới tính của quần thể là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái - Ví dụ: Tỉ lệ dực : cái của các loài chim thường là 1 :1 III
3 BÀI TẬP THEO BÀI - Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể - Trong tự nhiên, tỉ lệ đực : cái thường xấp xỉ 1 : 1. Tuy nhiên trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi theo loài, thời điểm và điều kiện sống,... - Trong chăn nuôi, có thể ứng dụng tỉ lệ giới tính nhằm tăng quả kinh tế cao. hiệu quả kinh tế của các đàn gà, vịt, bò,... + Nuôi bò lấy sữa thì cần phải tăng tỉ lệ bò cái, nuôi để lấy thịt thì tăng tỉ lệ bò đực. + Nuôi gà lấy trứng thì cần nhiều gà mái, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho số lượng con cái nhiều hơn con đực 3 - Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi dựa theo thời gian sống của chúng. Tuổi có thể tính theo giờ, ngày, tháng, năm.... - Đặc trưng nhóm tuổi của quần thể được thể hiện qua số lượng cá thể hoặc tỉ lệ số cá thể của mỗi nhóm tuổi. - Dựa vào giai đoạn phát triển, quần thể sinh vật thường gồm ba nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. - Khi xếp các nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ non đến già) thì sẽ được hình tháp tuổi của quần thể. - Hình tháp tuổi sẽ cho thấy xu thế phát triển của quần thể, dựa vào đó chúng ta có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả. Ví dụ: Trong mùa đánh cá, nếu thấy số lượng cá thuộc nhóm sinh sản và sau sinh sản (cả lớn) chiếm ưu thế so với nhóm tuổi trước sinh sản (cá bé) thì cần tăng cường khai thác. Ngược lại, nếu số lượng cá bé nhiều hơn cá lớn nghĩa là đang khai thác quá mức, quần thể cá sẽ bị suy kiệt nếu tiếp tục khai thác. 4 : - : + Các cá thể phân bố theo một khoảng cách đều nhau trong khu vực sống. + Kiểu phân bố này thường ít gặp trong tự nhiên và chỉ xuất hiện trong môi trường có điều kiện sống đồng nhất, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt về không gian sống. - : Sự phân bố của tổ chim Hải âu - : Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
4 BÀI TẬP THEO BÀI : - : + Các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sống, khoảng cách giữa các cá thể không ổn định. + Kiểu phân bố này thường xuất hiện trong môi trường sống đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp - : Sự phân bố của cây Hoa cúc trắng trên đồng cỏ - : Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường - : + Các cá thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. + Kiểu phân bố này khá phổ biến trong tự nhiên - : Sự phân bố của Linh dương đầu bỏ trên đồng cỏ - : Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường 5 M - Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng các cá thể) trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống. - Mật độ cá thể của quần thể cho biết khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể. - Mật độ cá thể liên quan đến mức độ sử dụng nguồn sống, sự ô nhiễm môi trường, số lần gặp nhau giữa con đực và con cái trong mùa sinh sản. - Mật độ cá thể trong quần thể thường thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện môi trường sống, theo mùa hoặc theo năm. - Trong trồng trọt và chăn nuôi, việc xác định mật độ cá thể phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Ví dụ: Ở các tỉnh phía Bắc, khi trồng với mật độ 40 khóm/m, giống lúa HD11 cho năng suất cao nhất. 1 IV

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.