Nội dung text ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 03 (30 CÂU TN). HS.docx
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (30 CÂU TN) MỨC ĐỘ 1: BIẾT Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau: A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon. B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ carbon (II) oxide, carbon (IV) oxide, muối carbonate, xyanide, carbide. C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxide, carbon (IV) oxide. D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối carbonate. Câu 2: Liên kết hoá học chủ yếu giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ là: A. liên kết hydrogen. B. tương tác Van der waals. C. liên kết ion. D. liên kết cộng hoá trị. Câu 3: Tính chất vật lí của đa số các hợp chất hữu cơ là: A. tan nhiều trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. C. tan nhiều trong nước, khó bay hơi. D. tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhiệt độ sôi thấp. Câu 4: Đặc điểm của phản ứng hoá học giữa các hợp chất hữu cơ thường: A. xảy ra nhanh, thu được nhiều sản phẩm. B. xảy ra chậm, theo một hướng duy nhất. C. xảy ra chậm, thu được nhiều sản phẩm. D. xảy ra nhanh, theo nhiều hướng. Câu 5: Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra A. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ. B. tính chất hoá học không đặc trưng của hợp chất hữu cơ. C. tính chất vật lí đặc trưng của hợp chất hữu cơ. D. tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ. Câu 6: Để xác định nhóm chức cho phân tử hợp chất hữu cơ, người ta dùng phương pháp: A. phổ khối lượng MS. B. phổ hồng ngoại IR. C. phổ gamma. D. phổ cực tím. Câu 7: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử chất hữu cơ, người ta dùng: A. công thức đơn giản nhất. B. công thức cấu tạo. C. công thức phân tử. D. công thức tổng quát. Câu 8: Một trong những luận điểm của thuyết cấu tạo hoá học do Butlerov đề xuất năm 1862 có nội dung là: A. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. B. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. D. Tính chất của các chất chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà không phụ thuộc vào cấu tạo hoá học. Câu 9: Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là: A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh. Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.
B. Trong các hợp chất hữu cơ, carbon luôn có hóa trị IV. C. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. Trong hợp chất hữu cơ, oxygen có hóa trị I hoặc II. Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng về đồng đẳng: A. Đồng đẳng là những chất có tỉ lệ thành phần phân tử giống nhau. Thí dụ như CH 2 O, C 2 H 4 O 2 và C 3 H 6 O 3 B. Đồng đẳng là những chất mà phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhờm CH 2 C. Đồng đẳng là những chất có cấu tạo hóa học tương tự nhau nên có tính chất hóa học chủ yếu giống nhau, nhưng phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH 2 . D. Công thức C n H 2n+2– 2k (k là tổng số liên kết và số vòng) là công thức chung cho mọi hydrocarbon nên các hydrocarbon đều là đồng đẳng. Câu 12: Công thức cấu tạo không phải của C 3 H 8 O là: A. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH. B. CH 3 -O-CH 2 -CH 3 . C. CH 3 -CH(CH 3 )-OH. D. CH 3 -CH 2 -OH-CH 2 . Câu 13: Công thức phân tử không cho ta biết: A. những nguyên tố cấu tạo nên hợp chất. B. hàm lượng phần trăm mỗi nguyên tố có trong hợp chất. C. số lượng mỗi nguyên tử từng nguyên tố trong hợp chất. D. thứ tự sắp xếp các nguyên tử nguyên tố trong hợp chất. Câu 14: Công thức sau đây thuộc loại công thức nào? C CH3 CH3 CH3 CH3 A. Công thức phân tử. B. Công thức cấu tạo thu gọn. C. Công thức cấu tạo đầy đủ. D. Công thức đơn giản. Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Tính chất của các hợp chất chỉ phụ thuộc vào loại nguyên tử trong phân tử và thứ tự các liên kết mà không phụ thuộc vào số lượng các nguyên tử. B. Trong một phân tử hợp chất hữu cơ, thứ tự liên kết giữa các nguyên tử thay đổi nhưng vẫn đảm bảo hóa trị của các nguyên tử không đổi nên tính chất hóa học không đổi. C. Các hợp chất hữu cơ có cùng số lượng nguyên tử các nguyên tố đều có tính chất hóa học tương tự nhau. D. Cùng công thức phân tử, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị nhưng thứ tự liên kết giữa các nguyên tử khác nhau sẽ tạo ra hợp chất khác nhau. MỨC ĐỘ 2: HIỂU Câu 16: Cho các chất: CaC 2 , CO 2 , HCOOH, C 2 H 6 O, CH 3 COOH, CH 3 Cl, NaCl, K 2 CO 3 . Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 17: Cho dãy chất: CH 4 ; C 6 H 6 ; C 6 H 5 OH; C 2 H 5 ZnI; C 2 H 5 PH 2 . Nhận xét nào sau đây đúng? A. Các chất trong dãy đều là hydrocarbon. B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hydrocarbon. C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ. D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của carbon. Câu 18: Để tách tinh dầu sả (có trong thân, lá, rễ ….cây sả) trong công nghiệp hương liệu, người ta dùng phương pháp:
A. Chưng cất bằng hơi nước và chiết bằng nước lạnh. B. Chưng cất bằng hơi nước và chiết tinh đầu ra khỏi hỗn hợp sản phẩm. C. Chiết tinh dầu sả sau đó chưng cất bằng hơi nước. D. Kết tinh dầu sả trong nước. Câu 19: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: A. Hydrocarbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. C. Hydrocarbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hydrocarbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 20: Hai chất có công thức: C6H5 - C - O - CH3 vµ CH3 - O - C - C6H5 OO Nhận xét nào sau đây đúng? A. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau. B. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử những có cấu tạo tương tự nhau. C. Là các công thức của hai chất có công thức phân tử và cấu tạo đều khác nhau. D. Chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau. Câu 21: Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm -1 , 2860 cm -1 , 2688 cm -1 và 1712 cm -1 . Hợp chất hữu cơ này là: A. CH 3 CH 2 CH 2 COOH. B. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH. C. CH 3 COOCH 2 CH 3 . D. HO-CH 2 CH=CHCH 2 OH. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO 2 và 1,8 gam H 2 O. Biết tỉ khối của X so với He (M He = 4) là 7,5. CTPT của X là: A. CH 2 O 2 . B. C 2 H 6 . C. C 2 H 4 O. D. CH 2 O. Câu 23: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là: 14,28%; 1,19%; 84,53%. CTPT của Z là: A. CHCl 2 . B. C 2 H 2 Cl 4 . C. C 2 H 4 Cl 2 . D. một kết quả khác. Câu 24: (TH) Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. A có bao nhiêu công thức cấu tạo? Biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO 2 là 2,25. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là: A. C 2 H 4 O. B. C 3 H 6 O. C. C 4 H 8 O. D. C 5 H 10 O. MỨC ĐỘ 3, 4: VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO Câu 26: Hydrocarbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là: A. C 4 H 10 . B. C 4 H 6 . C. C 4 H 4 . D. C 4 H 8 . Câu 27: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H 2 O; 7,437 lít CO 2 và 0,61975 lít N 2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là: A. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26%. B. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%. C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%. D. 59,1 %; 17,4%; 23,5%; 0%. Câu 28: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng carbon lại có 1 phần khối lượng hydrogen, 7 phần khối lượng nitrogen và 8 phần sulfur. Biết rằng phân tử của X chỉ có 1 nguyên tử sulfur. Công thức phân tử của X là A. CH 4 NS. B. C 2 H 2 N 2 S. C. C 2 H 6 NS. D. CH 4 N 2 S.
Câu 29: Benzaldehyde là chất lỏng không màu, để lâu có màu vàng, mùi hạnh nhân, được dùng điều chế chất thơm, phẩm nhuộm loại triphenylmethane, … Khi phân tích benzaldehyde, các nguyên tố C, H, O có phần trăm khối lượng tương ứng là 79,24%; 5,66% và 15,1%. Và phổ khối lượng của benzaldehyde như sau: Công thức phân tử của benzaldehyde là A. C 7 H 6 O. B. C 7 H 8 O. C. C 6 H 6 O. D. C 8 H 8 O. Câu 30: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO 2 , hơi nước và khí nitrogen, trong đó thể tích khí CO 2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là: (biết M A < 100): A. C 6 H 14 O 2 N. B. C 3 H 7 O 2 N. C. C 3 H 7 ON. D. C 3 H 7 ON 2 .