PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 8 (đề số 2).docx

CHƯƠNG VIII. KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP – PHỨC CHẤT (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 8 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 2. Nguyên tử Cr có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d 5 4s 1 . Trong phản ứng hoá học, khi nguyên tử Cr nhường đi 3 electron để tạo thành ion Cr 3+ , số electron còn lại trên phân lớp 3d là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3. Sắt được sử dụng để sản xuất nam châm trong các máy phát điện và nhiều thiết bị điện (loa, chuông, ti vi, máy tính, điện thoại,...) dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Tính nhiễm từ. Câu 4. Cho phát biểu “Nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất tạo nhiều hợp chất mà trong đó chúng có các số oxi hoá dương khác nhau, đó là do nguyên tố này có..(1).. và nguyên tử của chúng có..(2)...” Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là: A. độ âm điện bé, nhiều electron hoá trị. B. độ âm điện lớn, nhiều electron hoá trị. C. điện tích hạt nhân lớn, bán kính bé. D. bán kính bé, điện tích hạt nhân lớn. Câu 5. Nguyên tử manganese có số oxi hoá +4 trong hợp chất nào sau đây? A. KMnO 4 . B. K 2 MnO 4 . C. MnO 2 . D. MnSO 4 . Câu 6. Muối nào sau đây có khả năng làm mất màu thuốc tím trong môi trường sulfuric acid loãng? A. Na 2 SO 4 . B. FeSO 4 . C. MgSO 4 . D. Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 7. Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO 4 . Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch chuyển sang màu vàng. B. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. C. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. D. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ. Câu 8. Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V 1  lít khí H 2 (đkc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V 2  lít khí (đkc). Mỗi liên hệ giữa V 1 và V 2 là A. V 1 = 2V 2 . B. V 2 = 2V 1 . C. V 1 = V 2 . D. 3V 1 = 2V 2 . Câu 9. Điện tích của phức chất [PtCl 4 ] 2– và [Fe(CO) 5 ] lần lượt là A. +2 và +5. B. +2 và 0. C. –1 và 0. D. –2 và 0. Câu 10. Trong phân tử phức chất [Ag(NH 3 ) 2 ]OH, nhóm NH 3 được gọi là A. phối tử. C. chất oxi hoá. B. acid. D. nguyên tử trung tâm. Câu 11. Khi cho kim loại sodium tác dụng với phức chất [Mn 2 (CO) 10 ] thu được hợp chất phức Na[Mn(CO) 5 ] với phối tử carbonyl (CO). Số oxi hoá của Mn trong phức chất Na[Mn(CO) 5 ] là A. +2. B. +1. C. –1. D. 0. Câu 12. Trong phân tử phức chất [Cu(OH 2 ) 2 (NH 3 ) 4 ]SO 4 , nguyên tử trung tâm copper tạo liên kết cho – nhận với những phối tử nào? A. Chỉ có H 2 O. B. Chỉ có NH 3 . C. Chỉ có SO 4 2– . D. Cả NH 3 và H 2 O. Câu 13. Phức chất của Cr(0) có dạng hình học bát diện chỉ chứa phối tử CO có công thức hoá học là A. [Cr(CO) 4 ]. B. [Cr(CO) 6 ]. C. [Cr(CO) 4 ] 2+ . D. [Cr(CO) 6 ] 2+ . Mã đề thi: 082
Câu 14. Nhỏ dung dịch KCN đặc đến dư vào dung dịch AgNO 3 thu được phức chất X. Trong phức chất X, nguyên tử trung tâm bạc tạo 2 liên kết σ với nguyên tử carbon trong phối tử cyano (CN – ). Công thức của phức chất là A. [Ag(CN) 2 ] + . B. [Ag(CN) 4 ] 3– . C. [Ag(CN) 2 ] – . D. [Ag(CN) 2 ]. Câu 15. Trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím, nhận xét nào sau đây là không đúng? A. lon Fe 2+ là chất bị oxi hoá. B. H 2 SO 4 là chất tạo môi trường phản ứng. C. lon MnO 4 – là chất bị khử. D. Dung dịch muối Fe(II) có màu vàng nhạt. Câu 16. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 , thu được phức chất [Al(OH) 3 (H 2 O) 3 ]. Dấu hiệu chứng tỏ có sự tạo thành phức chất [Al(OH) 3 (H 2 O) 3 ] là A. đổi màu kết tủa. B. hoà tan kết tủa. C. đổi màu dung dịch. D. tạo thành kết tủa. Câu 17. Cho các hoá chất sau: HC1 đặc; NH 3 10%; CuSO 4 khan; nước. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể điều chế được phức chất [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ bằng cách hoà tan CuSO 4 khan vào nước. (b) Hoà tan CuSO 4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HCl đặc thu được phức chất [CuCl 4 ] 2- có dạng hình học bát diện. (c) Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH) 2 (H 2 O) 4 ]. (d) Hoà CuSO 4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH 3 10%, thu được phức chất [Cu(NH 3 ) 4 (H 2 O) 2 ] có dạng hình học bát diện. Những phát biểu đúng là A. (a), (c). B. (b), (c), (d). C. (a), (c), (d). D. (a), (d). Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế một phần bởi các phối tử khác. B. Các phối tử trong phức chất chỉ có thể bị thế tất cả bởi các phối tử khác. C. Tất cả các phức chất aqua đều kém tan trong nước. D. Phức chất được dùng làm thuốc chữa bệnh ung thư với tên gọi thương phẩm là cisplatin có công thức hoá học là [PtCl 2 (NH 3 ) 2 ]. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nguyên tử sắt (Fe) có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . a. Sắt là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. b. Ion Fe 2+ có 6 electron ở lớp ngoài cùng. c. Số oxi hoá cao nhất có thể có của sắt là +3. d. Ion Fe 3+ có 5 electron độc thân ở lớp ngoài cùng. Câu 2. Cho các thông tin sau: Cặp oxi hóa – khử Thế điện cực chuẩn (V) Fe 3+ /Fe 2+ –0,77 Cr 2 O 7 2– + 14H + /2Cr 3+ + 7H 2 O 1,33 MnO 4 – + 8H + /Mn 2+ + 4H 2 O 1,53 a. Trong môi trường acid, anion Cr 2 O 7 2– (từ sự phân li của muối potassium dichromate, K 2 Cr 2 O 7 ) có tính oxi hoá mạnh hơn anion MnO 4 – (từ sự phân li của muối KMnO 4 ). b. Chuẩn độ được Fe 2+ trong dung dịch gồm Fe 2+ , SO 4 2– và H + bằng dung dịch chứa chất chuẩn là KMnO 4 . c. Không chuẩn độ được Fe 2+ trong dung dịch gồm Fe 2+ , SO 4 2– và H + bằng dung dịch chứa chất chuẩn là K 2 Cr 2 O 7 . d. Có diễn ra phản ứng oxi hoá – khử theo phương trình hoá học sau: 6Fe 3+ (aq) + 2Cr 3+ (aq) + 7H 2 O(l)  6Fe 2+ (aq) + Cr 2 O 3 (aq) + 14H + (aq) Câu 3. Phức chất X có công thức cấu tạo như hình dưới đây:
a. Phức chất X thuộc loại phức bát diện. b. Công thức của phức chất X là [Cr(O 4 C 2 ) 3 ] 3- . c. Số oxi hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất X là +3. d. Trong phức chất X nguyên tử trung tâm chronium liên kết với 3 phối tử oxalato (C 2 O 4 2- ). Câu 4. Khi cho dung dịch ammonia dư vào dung dịch chứa phức chất [Ni(OH 2 ) 6 ] 2+ và anion Cl – thì có phản ứng sau: [Ni(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 6NH 3 (aq)  [Ni(NH 3 ) 6 ] 2+ (aq) + 6H 2 O(l) (*) a. Trong điều kiện của phản ứng (*), phức chất [Ni(NH 3 ) 6 ] 2+ (aq) kém bền hơn phức chất [Ni(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq). b. Phản ứng (*) là phản ứng thế phối tử. c. Dung dịch sau phản ứng có pH > 7. d. Trong phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Titanium (Ti) là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 2 4s 2 . Đa số ứng dụng của titanium liên quan đến vật liệu sản xuất động cơ và khung máy bay. Trong các hợp chất, số oxi hoá cao nhất của Ti là +a. Xác định giá trị của a. Câu 2. Phức chất [MA x B y ] có dạng hình học vuông phẳng. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x và y là số phối tử của A và B. Giá trị của x+ y là bao nhiêu? Câu 3. Phức chất [Co(NH 3 )Cl x )] y– có dạng hình học bát diện, nguyên tử trung tâm là Co 3+ . Tổng giá trị của x và y là bao nhiêu? Câu 4. Khi thế một phối tử Cl – trong phức chất bát diện [PtCl 6 ] 2– bởi một phối tử CH 3 NH 2 , thu được phức chất có điện tích là –x. Giá trị của x bằng bao nhiêu? Câu 5. Hemoglobin là thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong các mạch máu. Mỗi phân tử hemoglobin chứa 4 heme B. Mỗi heme B là phức chất với nguyên tử trung tâm là sắt (iron). Heme B kết hợp thêm một phân tử oxygen thông qua đường hô hấp để vận chuyển dưỡng khí đến mộ. Mỗi lần đến mô, một phân tử hemoglobin có thể đem đến cho mô tối đa bao nhiêu nguyên tử oxygen? Câu 6. Trong quá trình bảo quản máu, một mẫu muối FeSO 4 .7H 2 O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H 2 SO 4 , thu được 100 mL dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y: Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl 2 vào 20 mL dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa. Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư) vào 20mL dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO 4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,6 mL. Tính phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 8 LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 10 A 2 C 11 C 3 D 12 D 4 A 13 B 5 C 14 C 6 B 15 D 7 B 16 D 8 C 17 D 9 D 18 D Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a Đ b S b Đ c Đ c Đ d Đ d Đ 2 a S 4 a S b Đ b Đ c S c Đ d S d Đ Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 4 4 1 2 4 5 8 3 7 6 14,0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.