Nội dung text BAI 2 - HOA 10 - CTST.docx
Trang 1 Trường THPT …………. Tổ: ………………….. Họ và tên giáo viên ………………………….. BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ Tuần: 2 Tiết: 5 Ngày soạn: 23/7/2022 Thời gian thực hiện: I. MỤC TIÊU Về năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo nguyên tử. - Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực hóa học - Nhận thức hoá học: Nêu được thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt). - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Nêu và giải thích được các thí nghiệm tìm ra thành phần nguyên tử. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên - Video mô hình nguyên tử https://www.youtube.com/watch?v=64r9z6EAZaY - Video về Enest Rutherford: https://www.youtube.com/watch?v=x31vVD6W73A&t=56s - Video phóng sự quốc tế về thảm họa ở Hiroshima năm 1945 và những hậu quả mà nó để lại: https://www.youtube.com/watch?v=LSFhep2xFGo. - Một số hình ảnh: + Cổ động viên trên sân Mỹ Đình (https://infonet.vietnamnet.vn/the-thao/san-van-dong- my-dinh-nong-truoc-gio-g-69747.html); + Quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học (sgk, Khoa học tự nhiên 6, CTST) Học sinh - SGK - Tìm hiểu kiến thức bài học thông qua học liệu mở. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu - Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. b. Nội dung Học sinh trả lời các câu hỏi sau: CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Trang 4 - Từ việc quan sát Hình 2.2 trong SGK, GV hướng dẫn HS mô tả thí nghiệm của Thomson. Qua đó rút ra được kết luận về sự tồn tại của electron thông qua các hoạt động ở phiếu học tập số 1. c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh. - Dự kiến câu trả lời như sau: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ phát sáng, cho phép xác định vị trí của chùm tia khi nó chạm vào phần cuối của ống tia âm cực. 2. Tia âm cực bản chất là chùm các hạt electron mang điện tích âm (được phát ra từ cực âm của ống tia âm cực). Do đó, nó bị hút về cực dương của trường điện. 3. Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng quay, chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn. 4. Đặc điểm của hạt electron: Tên hạt/đặc điểm electron Điện tích q e = -1,602x10 -19 C (coulomb). Khối lượng m e = 9,11 x 10 -28 g d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 4 nhóm. Xem hình ảnh và thông tin trong SGK. GV giới thiệu cơ sở để tìm ra các hạt cơ bản của nguyên tử: “Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J. Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện qua một ống thủy tinh gần như chân không (goijt là ống tia âm cực). Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cwucj âm (gọi là tia âm cực) và những tia này bị hút về phía cực dương của điện trường. Đó chính là các chùm hạt electron. Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 Nhận nhiệm vụ