Nội dung text Đại số 9-Chương 2-BĐT và BPT bậc nhất một ẩn-Bài 1-Bất đẳng thức-LỜI GIẢI.doc
Đại số 9 - Chương 2: Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn – Tự luận có lời giải Trang 1 CHƯƠNG 2 BẤT ĐẲNG THỨC BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN BÀI 1 BẤT ĐẲNG THỨC 1. Khái niệm bất đẳng thức a. Nhắc lại thứ tự trong tập hợp số thực Nếu số thực a nhỏ hơn số thực b thì ta viết ab hay ba . Số thực lớn hơn 0 gọi là số thực dương. Số thực nhỏ hơn 0 gọi là số thực âm. Trên trục số nằm ngang, nếu số thực a nằm bên trái số thực b thì ab hay ba . Tổng của hai số thực dương là số thực dương. Tổng của hai số thực âm là số thực âm. Với hai số thực ,ab , ta có: 0ab thì ,ab cùng dấu ( hay cùng dương hoặc cùng âm) và ngược lại. 0ab thì ,ab trái dấu và ngược lại. Với hai số thực ,ab dương , nếu ab thì ab . b. Khái niệm bất đẳng thức Ta gọi hệ thức dạng ab (hay ,,ababab ) là bất đẳng thức và gọi a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức. Chú ý: Hai bất đẳng thức ab và cd (hay ab và cd ) được gọi là bất đẳng thức cùng chiều. Hai bất đẳng thức ab và cd (hay ab và cd ) được gọi là bất đẳng thức ngược chiều. 2. Tính chất bất đẳng thức a. Tính chất bắc cầu Cho ba số ,,abc . Nếu ab và bc thì ac . Chú ý: Tính chất bắc cầu vẫn đúng với các bất đẳng thức có dấu ,,. b. Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức, ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. Cho ba số ,,abc . Nếu ab thì acbc .
Đại số 9 - Chương 2: Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn – Tự luận có lời giải Trang 2 Chú ý: Tính chất vẫn đúng với các bất đẳng thức có dấu ,,. c. Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho. Cho ba số ,,abc và ab Nếu 0c thì ..acbc . Nếu 0c thì ..acbc . Chú ý: Tính chất vẫn đúng với các bất đẳng thức có dấu ,,. DẠNG 1
Đại số 9 - Chương 2: Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn – Tự luận có lời giải Trang 3 DIỄN TẢ MỘT KHẲNG ĐỊNH NÀO ĐÓ Bài 1. Hãy chỉ ra các bất đẳng thức diễn tả mỗi khẳng định sau: a) x nhỏ hơn 5. b) a không lớn hơn b. c) m không nhỏ hơn n. Lời giải a) Để diễn tả x nhỏ hơn 5, ta có bất đẳng thức x < 5. b) Ta có a không lớn hơn b hay a nhỏ hơn hoặc bằng b. Do đó, để diễn tả a không lớn hơn b, ta có bất đẳng thức a ≤ b; c) Ta có m không nhỏ hơn n hay m lớn hơn hoặc bằng n. Do đó, để diễn tả m không nhỏ hơn n, ta có bất đẳng thức m ≥ n. Bài 2. Viết một bất đẳng thức phù hợp trong mỗi trường hợp sau: a) Bạn phải ít nhất 18 tuổi mới được phép lái ô tô; b) Xe buýt chở được tối đa 45 người; c) Mức lương tối thiểu cho một giờ làm việc của người lao động là 20 000 đồng. Lời giải a) Gọi x (tuổi) là số tuổi của bạn, khi đó bất đẳng thức phù hợp cho “Bạn phải ít nhất 18 tuổi mới được phép lái ô tô” là x ≥ 18. b) Gọi y (người) là số người xe buýt có thể chở được, khi đó bất đẳng thức phù hợp cho “Xe buýt chở được tối đa 45 người” là y ≤ 45. c) Gọi z (đồng) là mức lương cho một giờ làm việc của người lao động, khi đó bất đẳng thức phù hợp cho “Mức lương tối thiểu cho một giờ làm việc của người lao động là 20 000 đồng” là z ≥ 20 000. Bài 3. Khi đi đường, chúng ta có thể thấy các biển báo giao thông báo hiệu giới hạn tốc độ mà xe cơ giới được phép đi. Em có biết ý nghĩa của biển báo giao thông ở Hình 2.3 (biển báo giới hạn tốc độ tối đa cho phép theo xe, trên từng làn đường) không? Lời giải – Hình 2.3 là Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường.