PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 1 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Fe = 56, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 14. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Zn + CuSO 4  ZnSO 4 + Cu. B. Fe 2 O 3 + 3CO  2Fe + 3CO 2 . C. CaCl 2  Ca + Cl 2 . D. 2KCl + 2H 2 O  2KOH + H 2 + Cl 2 . Câu 2. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đồng (Z = 29) là A. [Ar] 3d 9 4s 2 . B. [Ar] 3d 10 4s 1 . C. [Ar] 3d 5 4s 2 4p 4 . D. [Ar] 3d 3 4s 2 4p 6 . Câu 3. Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây. Dây cầu chì thường được làm kim loại chì (Pb), thiếc trắng (Sn) hoặc cadmium (Cd). Hình ảnh một số loại cầu chì dùng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của các kim loại trên? A. Có tính dẻo cao. B. Có độ dẫn điện cao. C. Có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. D. Có độ cứng tương đối thấp. Câu 4. Cho biết: 222ooo Sn/SnCu/CuFe/FeE0,137 V; E0,340 V;E0,440 V . Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl 2 . B. Cho kim loại Sn vào dung dịch FeCl 2 . C. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl 2 . D. Cho kim loại Cu vào dung dịch SnCl 2 . Câu 5. Người ta tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide: Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa Ag 2 S, Ag) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN, lọc lấy phần dung dịch chứa phức Na[Ag(CN) 2 ]. Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag + trong phức thu được dung dịch chứa Na 2 [Zn(CN) 4 ) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch H 2 SO 4 , (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag. Nếu sử dụng 1,50 kg Zn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 gam chất rắn gồm Ag và Zn dư Hỏi lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg? A. 2,75. B. 4,32. C. 2,16. D. 3,24. Câu 6. Một loại khoáng vật phổ biến của nguyên tố magnesium có thành phần chính là CaCO 3 .MgCO 3 . Tên của khoáng vật này là A. dolomite. B. calcite. C. phosphorite. D. halite. Câu 7. Kim loại nhóm IA còn được gọi là kim loại A. kiềm. B. kiềm thổ. C. chuyển tiếp. D. lưỡng tính. Câu 8. Trong phép chuẩn độ dung dịch Fe 2+ bằng MnO 4 – , bình tam giác đựng dung dịch Fe 2+ thường được đi trên 1 tờ giấy trắng. Mục đích của việc này là gì? A. Để phản ứng trong bình tam giác xảy ra nhanh hơn. Mã đề thi: 111
B. Để quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong bình tam giác được rõ hơn. C. Để nhận biết được sự thay đổi thể tích dung dịch burette được rõ hơn D. Để nhận biết được sự xuất hiện màu của ion Fe 3+ trong bình tam giác rõ hơn. Câu 9. Trong phòng thí nghiệm, để phân biệt các ion Li,Na và K với nhau, người ta nhúng đầu đũa thuỷ tinh trong dung dịch muối bão hoà của các kim loại trên rồi đốt trên đèn khí. Cho các phát biểu sau (1) Thí nghiệm trên dựa vào hiện tượng màu ngọn lửa đặc trưng của kim loại kiềm khi đốt. (2) Ngọn lửa khi đốt hợp chất của Li cho màu đỏ tía. (3) Chỉ các kim loại kiềm mới có hiện tượng tạo màu đặc trưng khi đốt cháy. (4) Ngọn lửa khi đốt hợp chất của Na cho màu vàng. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, có màng ngăn). Trong quá trình điện phân, giá trị pH của dung dịch thu được so với dung dịch ban đầu là A. không thay đổi. B. giảm xuống. C. tăng lên sau đó giảm xuống. D. tăng lên. Câu 11. Kim loại nào sau đây là không phải là kim loại kiềm thổ? A. Cu. B. Mg. C. Be. D. Ba. Câu 12. Dãy gồm các chất nào sau đây đều tạo môi trường base khi cho vào nước? A. NaCl, NaOH, Na. B. Na 2 CO 3 , NaCl, NaNO 3 . C. Na, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 . D. NaCl, Na, NaHCO 3 . Câu 13. Cho một phức chất trong đó cation Ni 2+ dùng sáu orbital trống để nhận các cặp electron từ sáu phân tử nước. Phức chất đó có công thức là A. [Ni(OH 2 ) 6 ] 2+ . B. [Ni(OH) 6 ] 4– . C. [Ni(OH 2 ) 6 ] 2+ . D. [Ni(OH) 6 ] 3– . Câu 14. Phân tử phức chất có cấu tạo như sau: Có bao nhiêu loại phối tử có trong phân tử phức chất trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Kim loại magnesium có khối lượng 1,74 g cm -3 . Kim loại này phả ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường tạo ra anion OH – và khí H 2 , phản ứng nhanh với sulfuric acid loãng và làm nhạt màu dung dịch copper (II) sulfate. a) Những hợp kim mà magnesium đóng vai trò kim loại cơ bản là những hợp kim nặng. b) Giá trị thế điện cực chuẩn của Mg 2+ /Mg lớn hơn 0 V. c) Trong môi trường trung tính, có: 2H 2 O + 2e ⇌ H 2 + 2OH - với 222HO/2OHHE0,413V.  d) Giá trị thế điện cực chuẩn của Cu 2+ /Cu lớn hơn giá trị thế điện cực chuẩn của Mg 2+ /Mg. Câu 2. Giáo viên giao cho nhóm học sinh một lượng nước có tính cứng vĩnh cửu và yêu cầu họ thực hiện quá trình nghiên cứu để chứng minh tính chất này. Nhóm học sinh nêu giả thuyết như sau: Nếu mẫu nước có tính cứng vĩnh cửu thì khi được đun sôi, để nguội sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng. Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Cho 4 – 5 mL mẫu nước vào ống nghiệm, đun nóng chậm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nước sôi được khoảng 10 giây thì dừng. Để yên ống nghiệm cho đến nguội hẳn. a) Giả thuyết do nhóm học sinh đưa ra không phù hợp với tính cứng của mẫu nước.

- Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.