Nội dung text SP TẬP HUẤN NGÀY 20,21-2025.doc.docx
CHUYÊN ĐỀ :PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. MỤC TIÊU 1. Yêu cầu cần đạt Nhận thức hóa học - Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. ( HH1.1 . Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hóa học) - Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá - khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử. ( HH1.1 . Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hóa học) - Mô tả được một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống. (HH1.2. mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng) - Cân bằng được phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron. (HH1.6.Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hóa học ( cấu tạo- tính chất, nguyên nhân- kết quả) 2. Học liệu -Yêu cầu cần đạt môn Hóa học theo Chương trình GDPT 2018 - Sách giáo khoa, sách bài tập 3 bộ sách Cánh diều, CTST, Kết nối tri thức với cuộc sống. - Học liệu trên thuvienhoclieu.vn; azota.vn; olm.vn; youtube…. II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Số oxi hóa Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion. ● Nguyên tắc xác định số oxi hóa: - Số oxi hóa của các nguyên tử trong các đơn chất bằng không. Ví dụ: Số oxi hóa của Cu, Zn, O 2 , Cl 2 … đều bằng không. - Trong phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tử bằng không. Ví dụ: Trong phân tử H 2 S: 1x 2HS (+1).2 + x.1 = 0 => x = -2. - Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa của các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó. Ví dụ: Số oxi hóa của cation Al 3+ là +3 Trong ion 2 4SO : x 2 4SO x . 1 + (-2) . 4 = -2 => x = +6. - Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ hydride kim loại ( 1 NaH , 1 2CaH …). Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ trường hợp 2 2OF và peoxit ( 1 22HO , Na 2 O 2, …), superoxide (KO 2 ,…). - Các nguyên tố nhóm IA, IIA luôn có số oxi hóa +1, +2, số oxi hóa của Al là +3. Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố fluorine trong các hợp chất bằng -1 2. Phản ứng oxi hóa – khử Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học. ● Nguyên tắc cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:
Tổng số electron chất khử nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận. ● Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất khử và chất oxi hóa. Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử (cân bằng mỗi quá trình). Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron do chất khử nhường (cho) bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận. ✔ Phản ứng liên quan đến cung cấp năng lượng: Sự cháy của xăng dầu trong động cơ đốt trong, sự cháy của than củi, quá trình quang hợp,.. Sự cháy của than củi Đốt khí gas trong đun nấu ✔ Phản ứng liên quan đến dự trữ năng lượng: pin, acquy… Acquy Pin ✔ Phản ứng liên quan đến các quá trình sản xuất hóa học: luyện gang, thép, luyện kim…. Luyện gang Sản xuất phân bón III. CÁC DẠNG CÂU HỎI / BÀI TẬP DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Chất oxi hoá còn gọi là