Nội dung text 3804. STEM - KHTN 8 - ĐIỀU CHẾ NƯỚC HOA QUẢ CÓ GAS.pdf
I. TỔNG QUAN 1. Mô tả chủ đề Nước hoa quả từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa nước hoa quả và các thành phần tạo gas lại mang đến một trải nghiệm mới lạ hơn, giúp tăng cảm giác sảng khoái khi sử dụng. Loại đồ uống này không chỉ phổ biến trong các bữa tiệc mà còn xuất hiện rộng rãi trong các quán nước giải khát. Chính vì tính ứng dụng cao và sự hấp dẫn của sản phẩm này, việc nghiên cứu và tự tay điều chế nước hoa quả có gas đã trở thành một chủ đề thú vị và đầy tiềm năng trong giáo dục STEM. Trong bối cảnh đó, chủ đề “Điều chế nước hoa quả có gas” được xây dựng nhằm mục tiêu giúp học sinh áp dụng kiến thức về Khoa học tự nhiên để tạo ra một sản phẩm thực tế. Qua chủ đề này, học sinh sẽ được tìm hiểu về phản ứng hóa học giữa acid và muối carbonate, phản ứng này sinh ra CO2, cũng như cách kết hợp các loại nước hoa quả với thành phần tạo gas để cho ra đời một loại thức uống có gas tự nhiên. Đây là cơ hội để các em khám phá, sáng tạo, và thực hành thông qua các thí nghiệm khoa học cụ thể, từ đó hiểu sâu hơn về các kiến thức đã học và biết cách ứng dụng chúng trong đời sống. – Môn: Khoa học tự nhiên 8. – Thời gian thực hiện: 2 tiết trên lớp, hoàn thiện sản phẩm ở nhà. 2. Kiến thức và kỹ năng 2.1. Kiến thức Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán học (M) - Môn hóa: Hiểu được phản ứng giữa acid và muối carbonate tạo ra khí CO2. Tính toán tỉ lệ các chất phản ứng cho phù hợp. - Môn Lý: Biết cách bảo quản nước hoa quả ở nhiệt độ mát, không để hỏng. Đóng chai, trưng bày sản phẩm. Thiết kế được logo, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm nước hoa quả. Học sinh tính toán giá thành nguyên liệu của trái cây, hóa chất, bao bì, cũng như tính giá thành sản phẩm bán ra như thế nào cho phù hợp, không bị lỗ và không bán quá đắt. GIÁO DỤC STEM – KHTN 8 CHỦ ĐỀ: ĐIỀU CHẾ NƯỚC HOA QUẢ CÓ GAS
3.2. Kỹ năng - Người chạy quảng cáo tăng tương tác: Học sinh sử dụng các công nghệ truyền thông như facebook, zalo, tiktok để đăng tải quảng bá sản phẩm cũng như kỹ năng thuyết trình để bán sản phẩm. - Công nghệ Hóa học: Học sinh quan sát, phân tích, đánh giá hiện tượng quá trình làm nước hoa quả có gas. VD: thời điểm nào thích hợp thêm hóa chất; đong đo các nguyên liệu chính xác trước khi sản xuất,... - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống. - Người bán hàng: Thiết kế logo, bao bì sản phẩm. - Thủ công mỹ nghệ: Cắt, ghép, dán bao bì, nhãn dán, đóng chai,... II. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Nêu được khái niệm acid, muối. – Nêu được một số tính chất của acid, muối. – Biết được tác dụng của một số loại nước trái cây đối với sức khỏe. – Vận dụng các kiến thức trong chế tạo nước hoa quả có gas. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: – Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất của acid và muối, các lợi ích của nước trái cây với sức khỏe, sử dụng nguyên liệu để chế tạo sản phẩm. – Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về kiến thức, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. – Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực Khoa học tự nhiên: – Nhận thức Khoa học tự nhiên: Nêu được các khái niệm acid, muối, tính chất hóa học của acid và muối, phản ứng giữa acid và muối carbonate tạo carbon dioxide. – Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ khoa học: Biết được tác dụng của một số loại nước trái cây đối với sức khỏe con người. – Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học trong tạo sản phẩm học tập nước hoa quả có gas. 3. Phẩm chất: – Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học. – Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
– Chăm chỉ tìm tòi, khám phá và vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống; – Trung thực, cẩn thận trong việc thực hiện nhiệm vụ. – Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đạo đức và giữ gìn vệ sinh chung. III. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Phương tiện dạy học - Thiết bị: máy chiếu hoặc màn hình, bảng để học sinh hoạt động nhóm. - Nguyên liệu, hóa chất: Dung dịch HCl, muối sodium carbonate, muối sodium bicarbonate. 2. Thông tin, tư liệu https://www.youtube.com/watch?v=gRpkAJe5LEw https://www.youtube.com/watch?v=MCrr3ibSamc https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-lam-nuoc-ngot-co-gas-tai- nha-1044853?srsltid=AfmBOooWUkjpiPu5- aKe4Nq40DMWRTCf2WtElqKICQ800x2QEoYTSMIU https://baobixanh.com.vn/cach-lam-nuoc-trai-cay-co-gas 3. Phương án, kịch bản tổ chức - Xác định vấn đề: Tổ chức trò chơi “Bức tranh bí mật” cho học sinh ôn tập kiến thức liên quan, dẫn dắt vào chủ đề. - Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp: Tổ chức hoạt động “Ai nhanh hơn”, cho học sinh quan sát video và hình ảnh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi nghiên cứu vào phiếu học tập và hoàn thành quy trình đề xuất vào phiếu đề xuất ý tưởng - Xây dựng phương án tiến hành: Tổ chức hoạt động “Chuyên gia nước ngọt”, cho học sinh thực hiện thí nghiệm phản ứng giữa acid và muối carbonate, từ đó xây dựng phương án điều chế nước hoa quả có gas, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, báo cáo kết quả - Chế tạo mẫu, thử nghiệm, đánh giá: Tổ chức hoạt động “Doanh nhân tương lai”, học sinh chế tạo sản phẩm theo quy trình đã xây dựng và tiêu chỉ đánh giá giáo viên đưa ra. Các nhóm học sinh tự thiết kế bao bì sản phẩm, lên chiến lược marketing sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội (mỗi nhóm tạo 1 tài khoản mới cho mỗi nền tảng). - Thảo luận, chia sẻ: Tổ chức hoạt động “Người bán hàng tài năng”, cho đại diện các nhóm trình bày về giới thiệu sản phẩm, quy trình hoàn thiện sản phẩm, thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm ra sản phẩm, ứng dụng của sản phẩm, giá thành và chi tiết chi phí, lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Các nhóm nhận xét, thảo luận, đóng góp ý kiến để cải thiện sản phẩm. - Thời lượng: 90 phút trên lớp và quá trình thực hiện sản phẩm ở nhà.
4. Phương án đánh giá - Giáo viên và cả lớp đánh giá sản phẩm theo bảng tiêu chí đã đề ra. Tiêu chí đánh giá sản phẩm Tiêu chí Mô tả Điểm Hình thức sản phẩm Sản phẩm nước trái cây có màu sắc bắt mắt, mùi thơm tự nhiên, vị ngọt vừa phải. 3 Hình thức bao bì Bao bì có nhãn mác đầy đủ, thông tin rõ ràng, hình ảnh và logo thương hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp. Bao bì sáng tạo, thẩm mỹ, phù hợp với xu hướng sản phẩm làm đẹp thương mại. 2 Bảo quản sản phẩm Sản phẩm được bảo quản đúng cách, đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người dùng. 1 Quy trình thực hiện Quy trình thực hiện rõ ràng, khoa học, các bước làm tuần tự và hợp lý. 1 Tính sáng tạo Có sự sáng tạo để sản phẩm mới mẻ, độc đáo. 1 Marketing sản phẩm Chiến lược marketing sáng tạo, nội dung hấp dẫn, thu hút người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram,...) Đánh giá hợp lý về chi phí sản xuất và tính khả thi của sản phẩm khi đưa ra thị trường 2 Tổng 10