PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề giữa kì 1 (Đề số 5).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Br = 80. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2. Chất nào dưới đây không phải acid béo? A. Acetic acid. B. Stearic acid. C. Oleic acid. D. Palmitic acid. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất thích hợp giúp ethyl methanoate được sử dụng trong sản xuất một số loại nước hoa? A. Khả năng dễ cháy. B. Không độc hại. C. Nhiệt độ sôi thấp. D. Có mùi thơm dễ chịu. Câu 4. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được  A. 1 mol ethylen glicol.  B. 3 mol glycerol. C. 1 mol glycerol.  D. 3 mol ethylen glicol. Câu 5. Hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo và các chất phụ gia gọi là A. chất giặt rửa tự nhiên. B. chất giặt rửa tổng hợp. C. xà phòng. D. bột giặt tổng hợp. Câu 6. Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide? A. Saccharose. B. Maltose. C. Cellulose. D. Fructose. Câu 7. Công thức nào dưới đây mô tả đúng cấu tạo của glucose ở dạng mạch hở? A. . B. . C. . D. . Câu 8. Loại carbohydrate mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc là A. cellulose. B. amylose. C. amylopectin. D. saccharose. Câu 9. Khối lượng glucose cần dùng để điều chế 1 lít rượu 40° (khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/ml) với hiệu suất 45% là A. 626,09 gam. B. 1391,30 gam. C. 281,74 gam. D. 1561,50 gam. Câu 10. Trong công nghiệp thực phẩm, saccharose được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,... Phát biểu nào sau đây là sai? A. Saccharose thuộc loại disaccharide. B. Dung dịch saccharose hoà tan được Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam. C. Thuỷ phân saccharose chỉ thu được glucose. D. Saccharose thường được tách từ nguyên liệu là cây mía, củ cải đường,... Câu 11. Cho sơ đồ: Tinh bột → A 1 → A 2 → A 3 (A 1 , A 2 và A 3 là các chất có ứng dụng trong chế biến thực phẩm, đồ uống,...). Các chất A 1 , A 2 , A 3 có công thức lần lượt là A. C 6 H 12 O 6 , C 2 H 5 OH, CH 3 COOH. B. C 12 H 22 O 11 , C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. C. C 2 H 5 OH , C 6 H 12 O 6 , CH 3 COOH. D. C 12 H 22 O 11 , C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. Câu 12. Cho hợp chất X có công thức cấu tạo: Mã đề thi: 555
Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là A. ethylpropylamine. B. N-ethylpropan-1-amine. C. diethylamine. D. methylpropanamine. Câu 13. Trong các chất sau đây, chất nào là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp? A. CH 3 [CH 2 ] 6 -COONa. B. (CH 3 [CH 2 ] 16 -COO) 2 Ca. C. CH 3 [CH 2 ] 11 -C 6 H 4 -SO 3 Na. D. CH 3 [CH 2 ] 14 -COOK. Câu 14. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucose? A. Tráng gương, tráng ruột phích. B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC. C. Nguyên liệu sản xuất ethyl alcohol. D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. Câu 15. Khi nhỏ vài giọt dung dịch ethylamine lên mẩu giấy quỳ tím, phần giấy quỳ tím được nhỏ dung dịch sẽ A. không đổi màu. B. chuyển thành màu xanh. C. chuyển thành màu hồng. D. chuyển thành màu cam. Câu 16. Để phản ứng vừa đủ với 1,24 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) cần 400 mL dung dịch HCl 0,1 M. Công thức phân tử của X là A. CH 5 N. B. C 2 H 7 N. C. C 4 H 11 N. D. C 3 H 9 N. Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các alkylamine đơn chức có công thức phân tử C n H 2n + 3 N (n ≥ 1). B. CH 3 NHCH 3 có tên thay thế là methylmethanamine. C. Alrylamine thường được điều chế bằng cách khử hợp chất nitro theo sơ đồ: R-NO 2  R-NH 2 . D. Các amine thường có nhiệt độ sôi thấp hơn hydrocarbon có cùng số nguyên tử carbon. Câu 18. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Đun nóng hỗn hợp 3 mL isoamyl acetate và 5 mL dung dịch sulfuric acid 0,1 M. (2) Đun nóng hỗn hợp 3 mL ethyl acetate và 5 mL dung dịch NaOH 0,2 M. (3) Đun 5 gam mỡ động vật trong nước. (4) Đun nóng hỗn hợp 3 mL ethyl bromide và 5 mL dung dịch NaOH 0,2 M. (5) Cho 3 mL dung dịch CH 3 COOH 0,1 M vào ống nghiệm chứa 3 mL dung dịch NaOH 0,2 M. (6) Đun nóng hỗn hợp 3 gam tristearin và 5 mL dung dịch NaOH 0,2 M. Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm nào xảy ra phản ứng xà phòng hoá? A. (1), (3) và (4). B. (2) và (6). C. (1), (3), (4) và (5). D. (3) và (6). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhận xét về trạng thái tự nhiên và tính chất của carbohydrate: a. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh. b. Tinh bột có nhiều trong lá và thân cây ngũ cốc. c. Sợi bông thu hoạch từ cây bông vải có thành phần chủ yếu là cellulose. d. Cellulose là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước. Câu 2. Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo: a. Triglyceride X có tên gọi là tripalmitin.
b. X là chất béo no, Y là chất béo không no. c. X, Y đều tan tốt trong nước. d. Hydrogen hoá Y thu được X. Câu 3. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Trong phân tử amine, nguyên tử N liên kết với ít nhất một gốc hydrocarbon. b. Amine có tính khử gây ra bởi cặp electron hoá trị riêng trên nguyên tử N. c. Công thức chung của amine bậc I có dạng R–NH–Rı, với R, R 1 . là gốc hydrocarbon (có thể giống nhau hoặc khác nhau). d. Hexamethylenediamine là nguyên liệu tổng hợp nylon-6,6. Câu 4. Trong quả bồ kết có saponin. Chất này có tính chất giặt rửa. Cho 20 quả bồ kết vào nồi và thêm 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút tới khi được dung dịch có màu nâu sẫm. a. Dung dịch thu được có tính chất giặt rửa và được gọi là chất giặt rửa tự nhiên. b. Tính chất của chất giặt rửa tự nhiên là do saponin có khả năng tạo bọt như xà phòng. c. Thành phần chính của chất giặt rửa tự nhiên tương tự với chất giặt rửa tổng hợp. d. Đặc điểm chung của phân tử các chất giặt rửa là luôn có một phần không phân cực và một phần phân cực. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Ứng với công thức phân tử C 4 H 11 N có bao nhiêu amine bậc II là đồng phân cấu tạo của nhau? Câu 2. Khi xà phòng hóa triglyceride X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glycerol, sodium oleate, sodium stearate và sodium palmitate. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X? Câu 3. Cho các nguyên liệu sau: (1) CH 3 [CH 2 ] 4 -COOK, (2) dịch đun từ quả bồ hòn, (3) NaOH, (4) CH 3 [CH 2 ] 11 –C 6 H 4 –SO 3 Na, (5) H 2 SO 4 . Có bao nhiêu nguyên liệu có tính giặt rửa? Câu 4. Cho các chất sau: ethyl acetate, cellulose, glucose, tinh bột, saccharose, maltose, fructose, tristearin. Trong điều kiện thích hợp, có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thuỷ phân? Câu 5. Trong cây xanh, phản ứng quang hợp xảy ra như sau: CO 2 + H 2 O ¸nhs¸ng chÊtdiÖplôc(chlorophyll) (C 6 H 10 O 5 ) n + O 2 Cho rằng quá trình quang hợp đã tạo ra 81 gam tinh bột thì thể tích không khí ở điều kiện chuẩn cần tối thiểu là bao nhiêu m 3 ? Giả thiết khí carbon dioxide chiếm 0,05% thể tích của không khí và hiệu suất của quá trình quang hợp đạt 100%. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Thành phần chủ yếu của xà phòng thường là muối sodium của palmitic acid hoặc stearic acid. Ngoài ra, trong xà phòng còn có chất độn (làm tăng độ cứng để đúc thành bánh), chất tẩy màu, chất diệt khuẩn và chất tạo hương,…Từ 0,6 tấn chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được m tấn xà phòng chứa 72% khối lượng sodium stearate. Từ m tấn xà phòng đó có thể sản xuất ra được bao nhiêu bánh xà phòng, biết rằng mỗi bánh xà phòng có khối lượng tịnh 90 gam và giả sử hiệu suất toàn bộ quá trình là 100%. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 10 C 2 A 11 A 3 A 12 A 4 C 13 C 5 C 14 B 6 C 15 B 7 D 16 A 8 C 17 C 9 B 18 B Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a Đ b S b S c Đ c S d Đ d Đ 2 a S 4 a Đ b Đ b Đ c S c S d Đ d Đ Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 3 4 6 2 3 5 149 3 3 6 8500

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.