Nội dung text b23_ethylicalcoholmn_hoa9_cd.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL VÀ ACETIC ACID BÀI 23. ETHYLIC ALCOHOL I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. - Trình bày được tính chất hóa học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với sodium. Viết được các phương trình hóa học xảy ra. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với sodium của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học cơ bản của ethylic alcohol. - Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene. - Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên liệu,…). - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
2 + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. + Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: + Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. + Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. + Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. + Trình bày được tính chất hóa học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương trình hóa học xảy ra. + Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học cơ bản của ethylic alcohol. + Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene. + Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên liệu,…). + Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, bộ lắp ghép mô hình phân tử, dụng cụ thí nghiệm (cốc thủy tinh, bát sứ, panh sắt, que đóm dài), mẫu ethylic alcohol, video về phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, phiếu bài tập số 1, phiếu bài tập số 2. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9
3 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các loại đồ uống có cồn. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau: - GV cung cấp kiến thức: Xăng E5 còn gọi là xăng sinh học, được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 – với nhiên liệu sinh học theo tỷ lệ phần trăm 95:5. Nhiên liệu sinh học bio- ethanol được sản xuất phần lớn từ các loại lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường. Thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose, người ta thu được ethanol. - GV đưa ra yêu cầu: Vậy ethanol có cấu tạo, tính chất như thế nào? Tại sao có thể pha trộn vào xăng? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
4 - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV không đánh giá tính đúng sai câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 23 – Ethylic alcohol. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo phân tử của ethylic alcohol. a. Mục tiêu: Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. b. Nội dung: Thông qua hoạt động nhóm, các nhóm HS thảo luận trả lời các câu hỏi và phiếu học tập của GV đưa ra để hình thành kiến thức. c. Sản phẩm: Công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Em hãy nêu các tên gọi, công thức phân tử, công thức cấu tạo thu gọn, công thức cấu tạo của ethylic alcohol. Câu 2: Em hãy nêu sự khác nhau về cấu tạo của phân tử ethylic alcohol và phân tử ethane. Câu 3: Từ công thức phân tử CH 4 O và C 3 H 8 O, hãy viết các công thức cấu tạo có đặc điểm cấu tạo tương tự ethylic alcohol. I. Cấu tạo phân tử - Tên khác: etanol. - Công thức phân tử: C 2 H 6 O - Công thức cấu tạo thu gọn: C 2 H 5 OH - Công thức cấu tạo: - Chứa nhóm -OH tạo nên tính chất hoá học đặc trưng cho alcohol (tác dụng với Na,...).