Nội dung text Chủ đề 5 NHIỆT ĐỘ - THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ.docx
Nhiệt độ: Để xác định mức độ “nóng”, “lạnh” của vật người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Đơn vị đo nhiệt độ: Trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu K). Thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu 0 C). Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Sự truyền nhiệt: Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc với nhau thì nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Phần năng lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là nhiệt lượng. Khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau tiếp xúc nhau thì không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng. Khi đó, hai vật trạng thái cân bằng nhiệt. Thang độ nhiệt độ Celsius: Anders Celsius (sinh 27/11/1701 và mất ngày 25/4/1744) là một nhà thiên văn học người Thụy Điển và là người đầu tiên được vinh danh xây dựng thang nhiệt độ Celcius. Thang nhiệt độ chúng ta dùng hằng ngày là thang Celcius. Nhiệt độ đóng băng của nước là 0 0 C và nhiệt độ sôi của nước là 100 0 C. Khoảng cách giữa nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi được chia thành 100 phần bằng nhau nên thang nhiệt độ này được gọi là thang nhiệt độ bách phân. Nhiệt độ thang Celcius được kí hiệu chữ t, đơn vị độ C ( 0 C). Nhiệt độ cao hơn 0 0 C có giá trị dương, thấp hơn 0 0 C có giá trị âm. CHỦ ĐỀ 5 NHIỆT ĐỘ - THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ I NHIỆT ĐỘ - SỰ TRUYỀN NHIỆT II THANG NHIỆT ĐỘ
Thang độ nhiệt độ Kelvin (thang nhiệt độ tuyệt đối): William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất (26/06/1824 – 17/12/1907) là một nhà vật lý, toán học, nhà phát minh vĩ đại người Scotland, là một giáo sư Đại học Glasgow, Scotland. Tên Kelvin của ông cũng được đặt cho thang nhiệt độ tuyệt đối. Nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chất bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu (nội năng của hệ tối thiểu ở 0K). Người ta xác định được giá trị của độ không tuyệt đối trong thang Celcius là -273,15 0 C. Nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở ba thể rắn, lỏng và hơi trong trạng thái cân bằng nhiệt ở áp suất tiêu chuẩn (nhiệt độ này có độ lớn là 0,01 0 C) được gọi là nhiệt độ điểm ba của nước. Thang nhiệt độ Kelvin được gọi là thang nhiệt độ tuyệt đối, nhiệt độ trong thang được gọi là nhiệt độ nhiệt động lực học có đơn vị là Kelvin (K). Mỗi độ chia (1K) trong thang Kelvin bằng 1 27316, khoảng cách giữa hai nhiệt độ mốc của thang này. Chuyển đổi giữa các thang nhiệt độ:
Ta có 000320273 212321000373273 tFtCtK 0000 0 000 273273 32 3218 18 TKtCtCTK TF TF,tCtC , Thang đo Kelvin và thang đo Celcius có độ chênh lệch nhiệt độ giống nhau 002121TTKttC Nhiệt kế: Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Nhệt kế được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ của các chất, các vật liệu, các linh kiện điện và điện tử,… Nhệt kế được chế tạo dựa trên sự nở dài của cột chất lỏng trong ống thuỷ tinh như nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế dầu. Nhiệt kế thủy ngân Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế hồng ngoại Nhiệt kế rượu Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế: Nhiệt độ đo trên nhiệt kế được xác định thông qua giá trị của một đại lượng vật lí này phụ thuộc vào nhiệt độ theo một quy luật đã biết. III NHIỆT KẾ
NHIỆT KẾ THUỶ NGÂN NHIỆT KẾ ĐIỆN TRỞ NGUYÊN LÍ Nhiệt độ được xác định dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân. Thông qua việc xác định độ cao cột thuỷ ngân ở các nhiệt độ khác nhau ta xác định được nhiệt độ cần đo. Nhiệt độ được xác định thông qua biểu thức sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ, từ giá trị điện trở đo được ta xác định được nhiệt độ cần đo. Xử trí khi nhiệt kế thủy ngân vỡ: Thuỷ ngân trong nhiệt kế là một chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế nếu nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, cần chú ý: NÊN LÀM Nên dùng băng dính hoặc giấy mỏng để thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Có thể rắc một ít bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Mở cửa để thông thoáng. KHÔNG NÊN LÀM Không nên sử dụng các loại máy hút bụi để thu gom thủy ngân. Không dùng chổi để quét thủy ngân. Không được đổ thủy ngân vào cống thoát nước. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 0 C. Trong thang nhiệt giai Kelvin kết quả đo nào sau đây là đúng? A. 98,6K. B. 37K. C. 310K. D. 236K.