Nội dung text Luật Doanh nghiệp sửa đổi nước CHDCND Lào 2013.pdf
Tài trợ thực hiện: Sacombank Lào Dịch và bản quyền: Tạp chí Lào Việt Bản dịch: Luật Doanh nghiệp sửa đổi nước CHDCND Lào Trang 1/55 Công Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hòa bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng QUỐC HỘI Số 46/QH Thủ đô Viêng Chăn, ngày 26/12/2013 LUẬT DOANH NGHIỆP (SỬA ĐỔI) PHẦN I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích Luật Doanh nghiệp quy định những nguyên tắc, quy định và biện pháp để thành lập, hoạt động và quản lý một doanh nghiệp tại CHDCND Lào, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế, nhằm mở rộng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế quốc gia và cải thiện đời sống nhân dân. Điều 2. Doanh nghiệp (sửa đổi) Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh của một người hoặc pháp nhân có tên riêng, có vốn, tài sản, có hệ thống quản lý, có trụ sở, và được đăng ký phù hợp với Luật này. Doanh nghiệp còn được gọi là “Đơn vị kinh doanh”; Điều 3. Diễn giải các thuật ngữ (sửa đổi) Các thuật ngữ dùng trong Luật này được diễn giải như sau : 1. Kinh doanh là hoạt động trong một hoặc tất cả các giai đoạn của một quá trình đầu tư, từ khâu sản xuất tới khâu dịch vụ, nhằm mục đích thu lợi nhuận và sử dụng các lợi nhuận cho phúc lợi công cộng; 2. Danh sách hạn chế là danh sách các hoạt động kinh doanh có tính nhạy cảm cao, liên quan chủ yếu tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của quốc gia và môi trường, cần được các cơ quan thuộc lĩnh vực liên quan kiểm tra trước khi cấp đăng ký doanh nghiệp; 3. Doanh nghiệp tư nhân là hình thức doanh nghiệp do một người duy nhất làm chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh vì lợi ích của chủ doanh nghiệp và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp; 4. Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa ít nhất hai nhà đầu tư để huy động vốn, với mục đích cùng hoạt động kinh doanh và cùng chia lợi nhuận; 5. Công ty cổ phần phổ thông là một loại của công ty cổ phần do các cổ đông cùng điều hành kinh doanh dựa trên sự tin cậy lẫn nhau giữa họ và tất cả các cổ đông đều có trách nhiệm vô hạn về những khoản nợ của doanh nghiệp; 6. Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn là một loại của công ty cổ phần trong đó một số cổ đông chịu trách nhiệm vô hạn về những khoản nợ của doanh nghiệp, được gọi là “cổ đông chung”,
Tài trợ thực hiện: Sacombank Lào Dịch và bản quyền: Tạp chí Lào Việt Bản dịch: Luật Doanh nghiệp sửa đổi nước CHDCND Lào Trang 2/55 và một số cổ đông khác chịu trách nhiệm có hạn về những khoản nợ của doanh nghiệp được gọi là “cổ đông hữu hạn”; 7. Công ty là một hình thức doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở phân chia vốn thành những cổ phần có giá trị ngang nhau. Những người nắm giữ cổ phần chịu trách nhiệm không quá giá trị cổ phần của mình (kể cả phần chưa đóng đủ) đối với những khoản nợ của công ty; 8. Công ty TNHH là một kiểu công ty có số người nắm giữ cổ phần ít nhất là 2 nhưng không được quá 30, trừ trường hợp được quy định trong đoạn 1 Điều 90 của bộ Luật này. Công ty TNHH chỉ có 1 người nắm giữ cổ phần được gọi là “Công ty TNHH một thành viên”; 9. Công ty đại chúng là một kiểu công ty có số cổ đông sáng lập ít nhất là 9 người, được quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu và công khai bán cổ phiếu; 10. Công khai bán cổ phiếu là đưa ra công chúng bán các cổ phiếu của công ty đại chúng tại thị trường chứng khoán hoặc bên ngoài thị trường chứng khoán phù hợp với luật pháp và các quy định liên quan; 11. Cổ phần là vốn của doanh nghiệp cổ phần hoặc công ty chia ra thành phần có giá trị không ngang nhau hoăc ngang nhau trực thuộc hình thức doanh nghiệp cổ phần hoặc công ty được quy định trong luật này; 12. Cổ phần phổ phông là một loại cổ phần mà chủ cổ phần không thể rút được cổ phần; 13. Cổ phần ưu đãi là một loại cổ phần mà chủ cổ phần có thể rút ra được, có quyền và nhiệm vụ riêng so với cổ phần phổ thông; 14. Giấy chứng nhận cổ phần là một giấy tờ pháp lý quan trọng thể hiện quyền và sở hữu một phần trong doanh nghiệp cổ phần và công ty của cổ đông hoặc người nắm giữ cổ phần; 15. Trái phiếu là giấy tờ vay vốn của công ty mà không có tài sản thế chấp giúp cho người nắm giữ cổ phần vay vốn có quyền về mặt pháp lý để bảo lãnh trong việc nhận hoàn lại gốc và lãi suất theo thỏa thuận; 16. Cổ tức là khoản tiền chia cho các cổ đông hoặc người nắm giữ cổ phần có nguồn gốc từ lãi ròng của công ty cổ phần hoặc công ty sau khi đã khấu trừ vốn ban đầu, các chi phí và các khoản nợ; 17. Đại biểu hợp lệ là số người tối thiểu tham gia họp, có thể mở phiên họp; 18. Bí mật thương mại là thông tin quan trọng liên quan tới phương pháp sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà nếu bị lộ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự ổn định và tình trạng tài chính của doanh nghiệp; 19. Thanh lý viên là người được toà án hoặc doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị phá sản cử ra để thực hiện những quyền và nhiệm vụ liên quan tới tài sản nhằm thanh lý tài sản cho các chủ nợ của doanh nghiệp và cho các chủ doanh nghiệp, các cổ đông hoặc người nắm giữ cổ phần đối với phần vốn họ nắm giữ.
Tài trợ thực hiện: Sacombank Lào Dịch và bản quyền: Tạp chí Lào Việt Bản dịch: Luật Doanh nghiệp sửa đổi nước CHDCND Lào Trang 3/55 Điều 4. Quyền thành lập doanh nghiệp Công dân Lào, ngoại kiều, người không quốc tịch đang sinh sống, cư trú tại nước CHDCND Lào và ngoài nước ngoài bao gồm tổ chức của cá nhân này đều có quyền tiến hành hoặc tham gia hoạt động kinh doanh phù hợp với luật pháp của nước CHDCND Lào. Điều 5. Bình đẳng về kinh doanh Tất cả mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đều bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh, kể cả cạnh tranh và hợp tác để phát triển nhằm mục đích thúc đẩy lực lượng sản xuất và mở rộng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Điều 6. Nghĩa vụ của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh theo mục đích của mình, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của người lao động, bảo vệ môi trường, đóng góp cho công tác quốc phòng – an ninh và tuân thủ các quy định của CHCND Lào. Điều 7. Quyền và lợi ích của các doanh nghiệp được Nhà nước bảo vệ Nhà nước khuyến khích các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia hoạt động kinh doanh trong tất cả mọi lĩnh vực không bị cấm. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua những chính sách khuyến khích về thuế, hỗ trợ thông tin và các dịch vụ khác, nhằm khuyến khích tất cả các doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội. Những quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp như vốn và tài sản được pháp luật bảo vệ. Điều 8. Hợp tác quốc tế Trong các hoạt động kinh doanh, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nước ngoài nhằm thu hút vốn, khoa học và công nghệ; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh tiên tiến; mở rộng thị trường và hội nhập trong vùng và thế giới. Điều 9. Đối tượng áp dụng luật (sửa đổi) Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh tại CHDCND Lào. Phần II DOANH NGHIỆP Chương I CÁC LOẠI, HÌNH DOANH NGHIỆP Điều 10. Các loại hình doanh nghiệp (sửa đổi) CHDCND Lào, có bốn loại doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hợp danh và doanh nghiệp tập thể. Doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập và tiến hành kinh doanh theo những hình thức và kiểu loại doanh nghiệp được quy định trong phần 3, phần 4 và phần 5 của Luật này. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp hợp doanh được thành lập và tiến hành kinh doanh theo quy định tại phần 6 và phần 7 của luật này.