PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 11. NHỮNG NĂM ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (1946 – 1950).doc



Trang 3 - Kháng chiến toàn dân mới có thể thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. Kháng chiến toàn diện Đánh giặc trên tất cả các mặt trận từ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến quân sự, ngoại giao, … - Pháp xâm lược Việt Nam, tấn công lực lượng cách mạng trên tất cả các mặt trận. - Nhân dân Việt Nam vừa “kháng chiến” chống Pháp xâm lược, vừa “kiến quốc” – xây dựng chế độ mới. - Tiến hành kháng chiến toàn diện mới tạo điều kiện cho toàn dân tham gia kháng chiến theo khả năng. Kháng chiến trường kì Kháng chiến lâu dài; vừa đánh địch, vừa bồi dưỡng sức dân, phát triển lực lượng. - Truyền thông đánh giặc giữ nước của dân tộc. - Chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Tương quan lực lượng quá chệnh lệch  Việt Nam cần có thời gian để chuyển hóa lực lượng. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế Coi trọng sự giúp đỡ của quốc tế song vẫn nhấn mạnh chiến đấu dựa vào sức mình là chính. - Lí luận Mác – Lênin về mối quan hệ giữa các điều kiện khách quan và chủ quan. - Muốn kháng chiến lâu dài thì phải tự lực cánh sinh. 3. Ý nghĩa: - Đường lối đúng đắn, sáng tạo; tạo điều kiện để phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. - Là ngon cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc. - Là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến. C. CUỘC CHIẾN ĐẦU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA BẮC VĨ TUYẾN 16 1. Bối cảnh lịch sử: - Thực dân Pháp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Âm mưu và hành động của Pháp đe dọa nghiêm trọng nền độc lập, chủ quyền của nhân dân Việt Nam  19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động nhân dân đứng lên kháng chiến, bảo vệ nền độc lập. - Thực dân Pháp tập trung lực lượng tại Hà Nội, âm mưu dánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam. 2. Mục tiêu của Đảng: - Chặn đứng âm mưu đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của thực dân Pháp. - Giam cầm địch trong thành phố để hậu phương có thêm thời gian và điều kiện để kịp thời huy động lực lượng kháng chiến. 3. Diễn biến chính: - Tại Hà Nội: + Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy  tín hiệu mở đầu cho cuộc chiến đấu. + Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu … tiến công các vị trí quân Pháp. Nhân dân chống Pháp dưới nhiều hình thức: dựng chướng ngại vật, bất hợp tác, … + Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân. Sau hai tháng chiến đầu ngày 17/2/1947, Trung đoàn rút về hậu phương chuẩn bị kháng chiến lâu dài. - Quân dân các đô thị ở phía Bắc vĩ tuyến 16 kiên cường chiến đấu, gây nhiều khó khăn cho địch: vây hãm địch trong thành phố Nam Định; buộc địch ở Vinh phải đầu hàng, …
Trang 4 4. Kết quả và ý nghĩa: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian dài. - Tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch. - Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh ” của thực dân Pháp. - Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. D. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947 1. Âm mưu và hành động của Pháp: a. Âm mưu: - Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bô-la-e vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc + Xóa bỏ căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực. + Khóa chặt biên giới Việt – Trung Quốc, ngăn chặn liên lạc giữa Việt Nam với quốc tế. + Giành thắng lợi quân sự quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. b. Hành động: - Huy động 12000 quân và hầu hết máy bay tại Đông Dương tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc từ ngày 7/10/1947. + Binh đoàn quân dù đổ quân xuống đánh chiếm Chợ Mới, Bắc Kạn,… + Binh đoàn bộ binh bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. + Binh đoàn hỗn hợp (bộ binh, linh thủy đánh bộ) bao vây Việt Bắc ở phía Tây. 2. Diễn biến chính: a. Chủ trương của Đảng: - Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. b. Thắng lợi tiêu biểu: - Bao vây, tiêu diệt binh đoàn quân dù ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn,… buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối tháng 11/1947). - Ở mặt trận hướng đông: chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947). - Ở mặt trận hướng tây: phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau,… 3. Kết quả, ý nghĩa: a. Kết quả: - Buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947). - Loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn quân địch, phá hủy, thu nhiều vũ khí. b. Ý nghĩa: - Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực trưởng thành. - Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Làm thất bại hoan toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.  Mốc khởi đầu sự thay đổi tương quan, so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Pháp, theo hướng có lợi cho Việt Nam. E. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. Thuận lợi: - Sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947), tương quan lực lượng có sự thay đổi, theo hướng có lợi cho quân dân Việt Nam. - Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. + Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.