PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 6. TỔNG ÔN_SỐ 02 docx_.docx

1 ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VẬT LÍ 12 CT_CHƯƠNG I_VẬT LÍ NHIỆT (Bám sát CTGDPT mới) Họ và tên học sinh ………………………………………………………..…Trường ………………………………………. Câu 1. Gọi D 1, D₂, D 3 và D 4 lần lượt là khối lượng riêng của các vật làm bằng thiếc, nhôm, sắt và niken. Biết D 2 <D 1 <D 3 <D 4 . Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật có cùng thể tích và cùng hình dạng từ cùng một độ cao xuống đất? Coi như toàn bộ độ giảm cơ năng chuyển hết thành nội năng của vật. A. Vật bằng thiếc. B. Vật bằng nhôm. C. Vật bằng niken. D. Vật bằng sắt. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng bằng cách đun sôi 2 kg chất lỏng và đo nhiệt lượng cần thiết. Biết công suất của bếp đun là 600 W và thời gian đun là 900 s. Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng bằng A. 334 kJ/kg. B.270 kJ/kg. C.260 kJ/kg. D.2260 kJ/kg. Câu 3. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là A.sự nóng chảy. B. sự hóa hơi. C. sự kết tinh. D. sự ngưng tụ. Câu 4. Hình bên là đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của vật rắn kết tinh khi được làm nóng chảy. Trong khoảng thời gian từ t a đến t b thì A. vật rắn không nhận năng lượng. B. nhiệt độ của vật rắn tăng. C. nhiệt độ của vật rắn giảm. D. vật rắn đang nóng chảy. Câu 5. Một hỗn hợp gồm 0,2 kg nước đá (thể rắn) ở 0°C và 0,3 kg nước (thể lỏng) ở 40°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334 kJ/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng nước đá (thể rắn) còn lại sau khi đạt cân bằng nhiệt là A.0,049 kg. B. 0,151 kg. C. 0,194 kg. D. 0,200 kg. Câu 6. Khi đặt vật 1 tiếp xúc với vật 2 thì có sự truyền nhiệt từ vật 2 sang vật 1. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vật 2 chứa rất nhiều nhiệt lượng. B. Vật 1 chứa rất ít nhiệt lượng. C. Cả hai vật không chứa nhiệt lượng. D. Nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Câu 7. Cho một ít nước đá có nhiệt độ dưới 0°C vào một bình chứa. Đun nóng bình chứa thì nhiệt độ của nước đá tăng dần đến 0°C. Khi đạt 0°C, nước đá tan dần thành nước. Trong suốt thời gian nước đá chuyển thành nước, nhiệt độ của hệ (nước đá và nước) A. không đổi, luôn ở nhiệt độ điểm ba của nước. B. luôn tăng lên. C. không đổi, luôn ở 4°C. D. không đổi, luôn ở 0°C. Câu 8. Nhiệt dung riêng c của một chất là nhiệt lượng cần thiết để A. 1 phân tử chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). B. 1 m³ chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). C. 1 kg chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C). D. 1 mol chất đó tăng thêm 1 K (hoặc 1°C).
2 Câu 9. Một hỗn hợp gồm 0,5 kg nước đá (thể rắn) ở 0°C và 1 kg nước (thể lỏng) ở 20°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334 kJ/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Khối lượng nước đá (thể rắn)còn lại sau khi đạt cân bằng nhiệt bằng A.0,251 kg. B. 0,200 kg. C. 0,249 kg. D. 0,300 kg. Câu 10. Trong những ngày nắng ở bãi biển, đứng trên cát cảm thấy nóng nhưng bước chân xuống nước biển thì vẫn tương đối mát là do sự khác biệt về tính chất nào giữa nước và cát? A. Khối lượng riêng. B. Nhiệt dung riêng. C. Nhiệt độ. D. Nhiệt nóng chảy. Câu 11. Một số phân tử ở gần mặt thoáng chất lỏng, chuyển động hướng ra ngoài, có...(1)... đủ lớn thắng được lực tương tác giữa các phân tử thì có thể thoát ra ngoài khối chất lỏng. Như vậy, có thể nói sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở...(2)... của khối chất lỏng. Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp? A. (1) động năng; (2) mặt thoáng. B. (1) thế năng; (2) mặt thoáng. C. (1) động năng; (2) trong lòng. D. (1) thế năng; (2) trong lòng. Câu 12. Có sự truyền nhiệt giữa hai vật tiếp xúc nhiệt khi chúng khác nhau ở tính chất nào? A. khối lượng. B. nhiệt dung riêng. C. khối lượng riêng. D. nhiệt độ. Câu 13. Thanh sắt được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng không bị tan rã thành các hạt riêng biệt vì A. giữa các phân tử có lực hút tĩnh điện bền vững. B. có một chất kết dính gắn kết các phân tử. C. có lực tương tác giữa các phân tử. D. không có lực tương tác giữa các phân tử. Câu 14. Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn... (1)... nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng và mỗi phân tử...(2). Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp? A. (1) là lực hút; (2) dao động xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được. B. (1) rất mạnh; (2) đứng yên tại vị trí cân bằng này. C. (1) là lực hút; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này. D. (1) rất mạnh; (2) chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định này. Câu 15. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 250g nước đá đang ở –5 0 C tăng lên đến 10 0 C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá và của nước lần lượt là 2100 J/kgK và 4200J/kgK, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334000J/kg? A. 96,625 kJ. B. 99,215 kJ. C. 45,713 kJ. D. 15,713 kJ. Câu 16. Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-út? A. 160 0 C. B. 100 0 C. C. 0 0 C. D. 260 0 C. Câu 17. Khi làm nóng liên tục vật rắn vô định hình, vật rắn mềm đi và chuyển dần sang thể lỏng một cách liên tục. Trong quá trình này nhiệt độ của vật...(1). Do đó, vật rắn vô định hình...(2). Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp. A. (1) tăng lên liên tục; (2) không có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. (1) giữ ổn định; (2) không có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. (1) giữ ổn định; (2) có nhiệt độ nóng chảy xác định được. D. (1) tăng lên liên tục; (2) có nhiệt độ nóng chảy xác định được.
3 Câu 18. Nhiệt động lực học là lĩnh vực nghiên cứu về năng lượng nhiệt và sự truyền nhiệt. Nhiệt động lực học ra đời vào giữa thế kỉ XIX trong quá trình con người tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng dự trữ trong các nhiên liệu thành A. năng lượng điện để chế tạo các động cơ nhiệt. B. cơ năng để chế tạo các máy lạnh. C. cơ năng để chế tạo các động cơ nhiệt. D. năng lượng ánh sáng để chế tạo các động cơ nhiệt. Câu 19. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 1°C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là A.10 phút. B. 600 phút. C.10 s. D. 1 giờ. Câu 20. Phát biểu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 21. Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng? A. Nội năng là nhiệt lượng. B. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật A cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B. C. Nội năng của vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. D. Nội năng là một dạng năng lượng. Câu 22. Với mô hình động học phân tử, sự khác biệt về độ lớn của lực tương tác giữa các phân từ trong chất rắn, chất lỏng, chất khí dẫn đến sự A. đồng nhất về cấu trúc của chúng. B. khác biệt về cấu trúc của chúng. C. khác biệt về khối lượng của chúng. D. đồng nhất về khối lượng của chúng. Câu 23. Một cốc nhôm có khối lượng 100g chứa 300 g nước ở nhiệt độ 20 0 C. Người ta thả vào cốc nước một chiếc thìa bằng đồng có khối lượng 75 g vừa được vớt ra từ một nồi nước sôi ở 100 0 C. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4,19.10 3 J/kg.K. Nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt là A. 21,7 0 C. B. 23,6 0 C. C. 20,5 0 C. D. 25,4 0 C. Câu 24. Khi nhiệt độ của hệ thay đổi thì động năng của các phân tử cấu tạo nên hệ thay đổi. Do đó, nội năng phụ thuộc vào...(1)... của hệ. Mặt khác, khi thể tích hệ thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên hệ thay đổi, làm cho thế năng tương tác giữa chúng thay đổi. Vì thế, nội năng cũng phụ thuộc vào...(2)... của hệ. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống? A. (1) khối lượng; (2) thể tích. B. (1) nhiệt độ; (2) thể tích. C. (1) nhiệt độ; (2) khối lượng riêng. D. (1) khối lượng; (2) khối lượng riêng. Câu 25. Phần năng lượng nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là A. nhiệt độ. B. năng lượng nhiệt. C. nhiệt lượng. D. nhiệt dung.
4 Câu 26. Quá trình làm thay đổi nội năng của vật bằng cách cho nó tiếp xúc với vật khác khi A. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự trao đổi công. B. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự nhận công. C. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự truyền nhiệt. D. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự truyền nhiệt. Câu 27. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. B. Các phân từ chuyển động không ngừng. C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực tương tác phân tử. Câu 28. Vật ở thể rắn có A. thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén. B. thể tích và hình dạng riêng, dễ nén. C. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, rất khó nén. D. thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng, dễ nên. Câu 29. Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước. Cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 20°C đến 95°C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K). A. 94500 J. B. 22000 J. C. 5400 J. D. 14 J. Câu 30. Một học sinh dùng một sợi dây buộc một vật có khối lượng 5,0.10 2 kg đang rơi qua ròng rọc vào trục bánh guồng. Học sinh này đặt hệ thống vào một bể chứa 25,0 kg nước cách nhiệt tốt. Khi vật rơi xuống sẽ làm cho bánh guồng quay và khuấy động nước. Nếu vật rơi một khoảng cách thẳng đứng 1,00.10 2 m với vận tốc không đổi thì nhiệt độ của nước tăng bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,20 kJ/(kg.K), g = 9,81 m/s 2 . A. 15 K. B. 4,7 K. C. 6,1 K. D. 18 K. ----HẾT----

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.