PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. ACID (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 1. ACID I. Khái niệm và tên gọi 1. Khái niệm: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ . - Công thức tổng quát: HnX (X là gốc acid hóa trị n) VD: HCl → H+ + Cl- ; HNO3 → H+ + NO3 - ; H2SO4 → 2H+ + SO4 2- 2. Tên gọi acid và gốc acid - Tên acid không có O = Hydro + tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ide) - Tên acid có nhiều O = Tên phi kim + ic + acid (Tên gốc acid: ic → ate) - Tên acid có ít O = Tên phi kim + ous + acid (Tên gốc acid: ous → ite) Acid Tên acid Gốc acid Tên gốc acid Hóa trị gốc acid HCl hydrochloric acid –Cl chloride I H2S hydrosulfuric acid =S sulfide II H2SO3 sulfurous acid =SO3 sulfite II H2SO4 sulfuric acid =SO4 sulfate II HNO3 nitric acid –NO3 nitrate I H3PO4 phosphoric acid ≡PO4 phosphate III CH3COOH acetic acid CH3COO– acetate I II. Tính chất hóa học của acid 1. Đổi màu chất chỉ thị - Các dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ Quỳ tìm làm chất chỉ thị để nhận biết dung dịch acid. 2. Tác dụng với kim loại - Dãy hoạt động của kim loại: K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au - TQ: Kim loại + Acid (HCl, H2SO4 loãng, ...) → Muối + H2↑ + Các kim loại trước H trong dãy hoạt động hóa học tham gia phản ứng như: Mg, Al, Zn, Fe, .... + Muối tạo thành kim loại có hóa trị thấp như Fe (II), Cr (II), ... + Với trường hợp dung dịch acid HNO3, H2SO4 đặc sẽ học sau. VD: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2↑  KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Một số acid thông dụng ♦ Hydrochloric acid (HCl) - Dung dịch HCl là chất lỏng không màu, có trong dạ dày người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn. - HCl có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Tẩy rửa kim loại Sản xuất chất dẻo Sản xuất dược phẩm Xử lí pH bể bơi ♦ Sulfuric acid (H2SO4) - H2SO4 là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu, tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt Không tự ý pha loãng dung dịch H2SO4 đặc. - H2SO4 có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: Sản xuất giấy, tơ sợi Sản xuất phân bón Sản xuất sơn Sản xuất chất dẻo ♦ Acetic acid (CH3COOH) - CH3COOH là chất lỏng không màu, có vị chua. Dấm ăn có chứa CH3COOH nồng độ 2 – 5%. - CH3COOH có nhiều ứng dụng: Sản xuất tơ Sản xuất phẩm nhuộm Sản xuất dược phẩm Chế biến thực phẩm  KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho các chất: CO2, HNO3, H2SO4, K2SO4, NaOH, HCl, CH3COOH, H2CO3. (a) Chất nào trong các chất trên là acid? Gọi tên các acid. (b) Xác định gốc acid của các acid trên và gọi tên chúng. Câu 2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi: (a) cho Mg, Al tác dụng với dung dịch HCl. (b) cho Zn, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (c) cho Mg, Fe, Ag tác dụng với dung dịch CH3COOH. Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: (a) Nhôm (aluminium) và bạc (silver) là hai kim loại đều có màu sáng bạc, có ánh kim. (b) Dung dịch hydrochloric acid và dung dịch sodium chloride (nước muối). Câu 4. [KNTT - SBT] Có hai mẫu vật liệu kim loại có chứa sắt và nhựa được sơn giả sắt. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt hai loại vật liệu này. Câu 5. [KNTT - SBT] Sữa chua có vị chua vì trong đó có chứa lactic acid, trong khi đó sữa tươi không chứa acid này. (a) Nêu một phương pháp hóa học để phân biệt sữa chua và sữa tươi. (b) Hãy giải thích vì sao sữa chua thường được đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp giấy chứ không đựng trong hộp kim loại. Câu 6. [KNTT - SBT] Xoong, nồi đun nấu lâu sẽ thường có một lớp cặn bám dưới đáy, làm cho thức ăn khó chín. Thành phần chính của lớp cặn này là CaCO3. Em hãy đề xuất một chất quen thuộc có trong gia đình có thể dùng để loại bỏ chất này. Câu 7. Cho 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại copper và iron. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo: (a) Phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra.
(b) Phương pháp vật lí. (Biết rằng copper không tác dụng với dung dịch acid HCl, H2SO4 loãng). Câu 8. [KNTT - SBT] Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 1,479 L khí hydrogen (ở 250C, 1 bar). Người ta cho kẽm (zinc) tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%). (a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra. (b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng. (c) Tính nồng độ C% của dung dịch ZnSO4 thu được sau phản ứng. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 9. [CD - SBT] Chọn các từ ngữ, kí hiệu cho sẵn (vị đắng, màu xanh, vị chua, màu đỏ, gốc acid, H+ ) để điền vào chỗ trống cho phù hợp: Các dung dịch acid đều có...(1)... và làm quỳ tím chuyển sang... (2)... là do trong dung dịch của các acid đều chứa ion...(3)... Câu 10. [KNTT - SBT] Hãy cho biết gốc acid và hóa trị của gốc acid trong các acid sau: H2S, HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH. Câu 11. [CD - SBT] Viết tên gọi của các acid HCl, H2SO4 và CH3COOH. Nêu những thông tin mà em biết về những acid trên. Câu 12. [KNTT - SBT] Hoàn thành các phản ứng sau đây và cân bằng PTHH: (a) Mg + H2SO4  (c) Zn + HCl  (b) Fe + HCl  (d) Mg + CH3COOH  Câu 13. [CD - SBT] Cho các chất: HCl, MgSO4, Zn, Mg, MgO, H2SO4, H2 và ZnCl2. Hãy chọn các chất (chất phản ứng và sản phẩm) để tạo thành một phương trình hóa học cho phù hợp. Viết các phương trình hoá học minh hoạ. Câu 14. [CD - SBT] Cho dung dịch HCl loãng vào một ống nghiệm chứa lá nhôm và một ống nghiệm chứa lá đồng. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm trên. Câu 15. [KNTT - SBT] (a) Em hãy làm thí nghiệm: vắt chanh vào các mảnh vật liệu đá vôi, sắt, nhôm. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. (b) Hãy giải thích tại sao mưa acid gây phá hủy nghiêm trọng các công trình xây dựng. Câu 16. [CD - SBT] Trong phòng thí nghiệm, H2 thường được điều chế bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dung dịch HCl sẽ tạo ra bao nhiêu lít khí H2 (ở đkc)? Câu 17. [CD - SBT] Để phản ứng hết với a gam Zn cần dùng 50 mL dung dịch H2SO4 có nồng độ b M. Hỏi để phản ứng hết với a gam Zn cần tối thiểu bao nhiêu mL dung dịch HCl nồng độ b M. ❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Mức độ nhận biết Câu 1. Acid là những hợp chất trong phân tử có A. nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid, khi tan trong nước acid tạo ra ion OH- . B. nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide, khi tan trong nước acid tạo ra ion H+ . C. nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide, khi tan trong nước acid tạo ra ion OH- . D. nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid, khi tan trong nước acid tạo ra ion H+ . Câu 2. Chất nào sau đây là acid? A. NaOH. B. CaO. C. KCl D. H2SO4. Câu 3. Chất nào sau đây không phải là acid? A. NaCl. B. HNO3. C. HCl. D. H2SO4. Câu 4. Dãy chất nào chỉ gồm các acid?
A. HCl; NaOH. B. CaO; H2SO4. C. H3PO4; HNO3. D. SO2; KOH. Câu 5. [CD - SBT] Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể A. quan sát màu của dung dịch. B. ngửi mùi của dung dịch. C. nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím. D. quan sát sự bay hơi của dung dịch. Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây là quỳ tím hóa đỏ? A. Ca(OH)2. B. HCl. C. NaOH. D. Na2SO4. Câu 7. Khi cho mẩu quỳ tím vào dung dịch carbonic acid thì quỳ tím A. không đổi màu. B. chuyển vàng. C. chuyển xanh. D. chuyển đỏ. Câu 8. [CD - SBT] Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là A. CH3COOH. B. H2SO4. C. HNO3. D. HCl. Câu 9. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không phản ứng với sắt (iron)? A. NaCl. B. CH3COOH. C. H2SO4. D. HCl. Câu 10. Acid H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm: A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2. C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2. Câu 11. [QG.19 – 201] Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl? A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg. Câu 12. [QG.21 - 201] Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2 là A. Hg. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 13. [QG.21 - 204] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2? A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag. Câu 14. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag. Câu 15. (QG.19 - 203). Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng? A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe. Câu 16. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Al. Câu 17. Ứng dụng nào sau đây là của hydrochloric acid? A. Sản xuất phân bón. B. Tẩy gỉ kim loại. C. Chế biến thực phẩm. D. Sản xuất giấy. Câu 18. Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfuric acid? A. Sản xuất phân bón. B. Sản xuất sơn. C. Chế biến thực phẩm. D. Sản xuất giấy. Câu 19. Ứng dụng nào sau đây là của acetic acid? A. Xử lí pH bể bơi. B. Sản xuất tơ. C. Tẩy gỉ kim loại. D. Sản xuất chất dẻo. 2. Mức độ thông hiểu Câu 20. [KNTT - SBT] Dung dịch/ chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. Nước đường. B. Nước cất C. Giấm ăn. D. Nước muối sinh lí. Câu 21. [KNTT - SBT] Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. Nước muối. B. Giấm ăn. C. Nước chanh. D. Nước ép quả khế. Câu 22. [KNTT - SBT] Dãy dung dịch/ chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. HNO3, H2O, H3PO4. B. CH3COOH, HCl, HNO3. C. HBr, H2SO4, H2O. D. HCl, NaCl, KCl. Câu 23. [CD - SBT] Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là A. dung dịch NaCl và dung dịch HCl.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.