Nội dung text 13. CHUYÊN ĐỀ DÃN NỞ VÌ NHIỆT.docx
CHỦ ĐỀ ĐIỆN CHUYÊN ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt - Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I – Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. II – Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. * Sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước: - Khi nhiệt độ tăng từ 0 o C đến 4 o C thì khối lượng riêng của nước tăng tức thể tích của nước giảm. - Khi nhiệt độ tăng từ 4 o C đến 8 o C thì khối lượng riêng của nước giảm tức thể tích của nước tăng. - Do có sự nở vì nhiệt đặc biệt như trên nên nước ở 4 o C có khối lượng riêng lớn nhất, nghĩa là nước ở 4 o C nặng nhất so với nước ở các nhiệt độ khác.
Tính chất đặc biệt này của nước giúp chúng ta hiểu được sự phân bố nhiệt độ của các lớp nước khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 0 o C: Lớp nước dưới đáy hồ có nhiệt độ 4 o C, các lớp nước trên có nhiệt độ thấp hơn (Hình 29.5). Nhờ đó các loài thủy sản có thể sống được dù nhiệt độ ngoài trời dưới 4 o C III – Sự nở vì nhiệt của chất khí Bảng 29.1. Độ tăng thể tích của 1000 cm 3 các chất khác nhau khi nhiệt độ tăng thêm 50 o C Chất khí Thể tích tăng thêm Chất lỏng Thể tích tăng thêm Chất rắn Thể tích tăng thêm Không khí 183 cm 3 Rượu 58 cm 3 Nhôm 3,45 cm 3 Hơi nước 183 cm 3 Dầu hỏa 55 cm 3 Đồng 2,55 cm 3 Khí oxygen 183 cm 3 Thủy ngân 9 cm 3 Sắt 1,8 cm 3 - Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. IV – Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt 1. Công dụng Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều công dụng. Sau đây là một số ví dụ: - Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau. - Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại khinh khí cầu (Hình 29.7a). - Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau được sử dụng trong việc chế tạo các băng kép dùng trong việc đóng ngắt tự động các dụng cụ điện.
2. Tác hại Sự nở vì nhiệt cũng có thể có tác hại với thiên nhiên và cuộc sống của con người. Sau đây là một số ví dụ: - Sự nở vì nhiệt là một trong những nguyên nhân làm cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp đất ở những vùng đất ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào những vùng đất còn lại,… ảnh hưởng không những đến thiên nhiên mà đến cả cuộc sống con người. Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp thì chỉ khoảng 60 năm nữa có thể có trên 1/2 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể chìm trong nước biển. - Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể tạo lực có cường độ cực mạnh đủ sức làm biến dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí,… có thể gây tai nạn nguy hiểm.
C. LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến sự nở vì nhiệt. Hướng dẫn giải Giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến sự nở vì nhiệt: - Khi làm cầu, giữa các nhịp cầu, người ta thường để hở một đoạn nhỏ để khi nhiệt độ tăng cao các vật liệu làm cầu nở ra không làm hư hỏng cầu. - Sử dụng con lăn ở gối cầu của cầu thép phòng khi nhiệt độ tăng, nhờ con lăn mà cầu thép nở dài ra không bị cản trở. Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng? Hướng dẫn giải * Sự giống nhau: - Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. * Sự khác nhau: - Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau lại nở vì nhiệt như nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 3.