PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI ĐỘT BIẾN ĐA BỘI DỊ ĐA BỘI - HS.docx



Câu 8. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đột biến đa bội? Nội dung Đúng Sai a) Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n được gọi là thể dị đa bội. b) Đa số các loài thực vật có hoa là thể dị đa bội. c) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. d) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường. Câu 9. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của thể đột biến dị đa bội? Nội dung Đúng Sai a) Bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng. b) Hàm lượng DNA ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội. c) Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ). d) Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. Câu 10. Khi nói về thể tứ bội và thể song nhị bội thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Thể tứ bội là kết quả của các tác nhân đột biến nhân tạo còn thể song nhị bội là kết quả của lai xa tự nhiên. b) Thể tứ bội có khả năng hữu thụ thể song nhị bội thường bất thụ. c) Thể tứ bội là một đột biến đa bội, thể song nhị bội là đột biến lệch bội. d) Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội và lớn hơn 2n, thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội khác nhau. Câu 11. Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. Monococcum có bộ NST 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ NST 2n = 14 BB) đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa có bộ NST 2n = 14 DD) đã tạo ra con lai con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Khi nói về quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Nội dung Đúng Sai a) Loài lúa mì (T. Dicoccum) là thể song nhị bội. b) Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. c) Loài lúa mì (T. aestivum) có kiểu gen đồng hợp tất cả các gen do có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử. d) Con lai số 2 có số lượng NST là 42 và tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.