PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 02. Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - THPT Lý Thường Kiệt lần 1.docx

SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT (LẦN 1) (Đề thi có __ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... MỤC TIÊU ✓ Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm: phần kiến thức thuộc chương trình Sinh học 12. Phần kĩ năng bao gồm các dạng bài tập lý thuyết, bài tập biện luận, tính toán và xử lí số liệu. ✓ Giúp HS xác định được các phần kiến thức trọng tâm để ôn luyện kĩ càng, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp THPT chính thức sắp tới. ✓ Kiến thức ở dạng hệ thống, tổng hợp giúp HS xác định được một cách rõ ràng bản thân còn yếu phần nào, từ đó có kế hoạch cải thiện, nâng cao những phần còn yếu. Câu 1: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac? A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A). B. Vùng vận hành (O). C. Vùng khởi động (P). D. Gen điều hoà (R). Câu 2: Cho các thông tin sau: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt bỏ khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 3: Một gen có số nuclêôtit là 3000, sau khi thực hiện sao mã môi trường nội bào đã cung cấp số nu là: A. 1500 B. 3000 C. 4500 D. 6000 Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là Mã đề thi: 201
A. tổng hợp mạch mới theo NTBS với mạch khuôn ADN. B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. D. bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của phân tử ADN. Câu 5: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến: A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. Câu 6: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở A. Chỉ xảy ra ở TB sinh dục và hợp tử B. Chỉ xảy ra ở TB sinh dục C. Tế bào xoma, TB sinh dục và hợp tử D. Chỉ xảy ra ở hợp tử Câu 7: Ở người, đột biến mất đoạn ở NST số 21 gây nên: A. Bệnh bạch tạng. B. Hội chứng Đao. C. Ung thư máu. D. Hội chứng Claiphentơ. Câu 8: Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 12. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I → VI có số lượng NST ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là? A. I, III. B. I, V. C. I, III, IV, VI. D. III, IV, VI. Câu 9: Đột biến đảo vị trí một cặp nu có thể dẫn đến kết quả nào sau đây: Phương án đúng là: 1. Không làm thay đổi số liên kết hidro của gen 2. Không làm biến thiên chiều dài của gen 3. Không làm thay đổi số lượng từng loại và trình tự sắp xếp các Nu của gen 4. Làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 10: Cho hai cây (P) đều dị hợp về 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
II. Kiểu gen 1 alen trội F 1 chiếm 34%. III. Kiểu gen 2 alen trội F 1 chiếm tỉ lệ 24% IV. Kiểu gen 4 alen trội F 1 chiếm 4%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Gen trong tế bào chất có đặc điểm I. Có cấu tạo mạch thẳng II. Tồn tại thành từng cặp alen III. Hoạt động độc lập với gen trong nhân IV. Có khả năng tự sao, phiên mã, dịch mã. V. Có thể bị đột biến. A. I, II, IV. B. I, II, III. C. I, II, IV. D. III, IV, V. Câu 12: (Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: 1. Bệnh pheninketo niệu 2. Bệnh ung thư máu 3. Tật túm lông ở vành tai 4. Hội chứng Đao 5. Hội chứng Tocno 6. Bệnh máu khó đông Bệnh và tật, hội chứng di truyền nào do đột biến NST gây nên? A. 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 6. Câu 13: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. B. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit. C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp. D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. Câu 14: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi ADN làm cho 2 ADN con giống với AND mẹ là: A. sự lắp ráp tuần tự các nucleotit. B. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. C. một bazo bé bù với một bazơ lớn. D. nguyên tắc bán bảo tồn. Câu 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân
li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có 25% số cây thân cao, hoa đỏ. II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F 1 . Nếu F 1 có 4 loại kiểu gen thì chỉ có 1 loại kiểu hình. III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 . Nếu F 1 có 2 loại kiểu gen thì chứng tỏ số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%. IV. Một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn thu được F1. Nếu F1 có 3 loại kiểu gen thì chỉ có 2 loại kiểu hình. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Thể song nhị bội: A. Có tế bào mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ. B. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. C. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. D. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 17: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. C. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit. Câu 18: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là? A. Trong 1 chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B. Đều có sự xúc tác của ADN polimeraza. C. Lắp ghép các đoạn đơn phân theo nguyên tắc bổ sung. D. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. Câu 19: Rối loạn trong sự phân ly toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào có 2n = 14 làm xuất hiện thể: A. 2n + 1 = 15. B. 3n = 21. C. 2n - 1= 13. D. 4n = 28. Câu 20: Quần thể động vật giao phối cận huyết tại thời điểm thống kê có 100% Aa. Sau 3 thế hệ, tỷ lệ kiểu gen dị hợp, đồng hợp lần lượt là: A. 12,5%; 87,5%. B. 50%; 50%. C. 25%; 75%. D. 87,5%; 12,5%. Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.