Nội dung text ĐỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT Câu 1. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở: A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống. C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng. Câu 2. Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự …………. đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. chuyển động của từng cơ quan B. chuyển động của một phần cơ thể C. chuyển động cục bộ D. chuyển động của cả cơ thể Câu 3. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về: A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng. B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng. C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng. D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng. Câu 4. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm: A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống. B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống. C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống. Câu 5. Động vật hình bên có hệ thần kinh dạng A. hệ thần kinh dạng đốt B. hệ thần kinh dạng lưới C. hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 6. Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố ……..(1)…….. và ……..(2)…….. với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh. Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) tương tác B. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) liên kết C. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) liên kết D. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) tương tác Câu 7. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở: A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống. C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. ruột khoang, chân khớp. Câu 8. Động vật hình bên có hệ thần kinh dạng
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. Câu 16. Loại ion nào sau đây đi vào chùy xináp làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra? A. K + . B. Mg 2+ . C. Ca 2+ . D. Na + . Câu 17. Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành: A. thần kinh trung ương (gồm não bộ và các dây thần kinh não) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và tủy sống). B. thần kinh trung ương (gồm não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy). C. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và tủy sống). D. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và các dây thần kinh não). Câu 18. Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc: A. phản xạ. B. cảm ứng. C. dẫn truyền D. đáp ứng xung thần kinh. Câu 19. Trong hệ thần kinh ống, các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi thông tin theo các ……..(1)…….. về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh theo ……..(2)…….. đến các cơ quan đáp ứng và gây đáp ứng. Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh cảm giác B. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh vận động C. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh vận động D. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh cảm giác Câu 20. Tế bào thần kinh còn được gọi là: A. synapse. B. neuron. C. myelin. D. ranvier. Câu 21. Đơn vị cấu tạo chức năng của hệ thần kinh là: A. synapse. B. hạch thần kinh. C. tủy. D. neuron. Câu 22. Hầu hết các neuron đều được cấu tạo từ: A. ba thành phần: thân, sợi trục, chùy synapse. B. ba thành phần: thân, sợi nhánh, eo Ranvier. C. ba thành phần: thân, eo Ranvier, chùy synapse. D. ba thành phần: thân, sợi nhánh, sợi trục. Câu 23. Sợi trục của neuron có chức năng: A. truyền kích thích ra khắp cơ thể. B. truyền kích thích đến tế bào khác. C. truyền xung thần kinh đến tế bào khác. D. truyền xung thần kinh ra khắp cơ thể. Câu 24. Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các: A. synapse. B. chùy synapse. C. sợi nhánh. D. eo Ranvier. Câu 25. Chức năng của neuron là: A. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh ra toàn cơ thể. B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác hoặc tế bào khác. C. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền đến neuron khác hoặc tế bào khác. D. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền ra toàn cơ thể.