Nội dung text PHẦN II . CÂU HỎI ĐÚNG SAI - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐĐ THÍCH NGHI VÀ LOÀI SINH HỌC - HS.docx
THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI - PHẦN 2 PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan điểm thuyết tiến hóa tổng hợp? a.CLTN chỉ tác động ở cấp độ cá thể, không tác động ở mức độ dưới cá thể và trên cá thể. b.Cơ thể thích nghi trước hết phải có kiểu gene phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường. c.CLTN sẽ tác động lên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gene. d. Chọn lọc cá thể làm giảm tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Câu 2. Đột biến kháng chất kháng sinh penicillin ngẫu nhiên xuất hiện ở một số rất ít vi khuẩn ở quần thể vi khuẩn sống trong môi trường không chứa penicillin. Khi môi trường có penicillin, những vi khuẩn bị đột biến sống sót được và sinh sản làm tăng nhanh số vi khuẩn kháng thuốc trong quần thể. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai với ví dụ trên? a. Trong môi trường bình thường (không có thuốc kháng sinh) thì vi khuẩn mang đột biến kháng thuốc chính là đặc điểm thích nghi. b. Trong môi trường có thuốc (có thuốc kháng sinh) thì vi khuẩn mang không mang đột biến kháng thuốc chính là đặc điểm thích nghi. c. Khi môi trường có thuốc kháng sinh, hầu hết các vi khuẩn trong quần thể đều kháng thuốc penicilin thì đặc điểm kháng penicilin mới được gọi là đặc điểm thích nghi. d. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa làm cho một đặc điểm (kháng thuốc) trở nên phổ biến trong quần thể (đặc điểm thích nghi). Câu 3. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở quần thể bọ rùa liên quan đột biến gene và được mô tả bằng hình minh họa sau:
Nhận định nào sau đây là đúng hay sai với hình minh họa trên? a. Qua các thế hệ có sự đa hình về màu sắc. b. Những dạng khác ban đầu là do xuất hiện các đột biến mới. c. Những dột biến màu vàng sống sót tốt hơn và con cháu ngày càng nhiều hơn. d. Sau nhiều thế hệ tần số alelle đột biến tăng lên, dù bất cứ điều kiện môi trường nào thì giá trị của alelle đột biến cũng cao hơn so với alelle ban đầu. Câu 4. Darwin giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai theo Darwin? a. Quần thể sâu ăn lá chỉ xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại. b. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gene và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. c. Sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục. d. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục Câu 5. Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Nam Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn ăn các hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây có hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Trong thời gian đó, khoảng 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim ăn hạt nhỏ, mềm có mỏ nhỏ. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước mỏ trung bình là 10,2 mm. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai về loài chim sẻ này? a. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà các loài chim sẻ sử dụng làm thức ăn ở trên quần đảo là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi về kích thước mỏ. b. Tiến hoá đang diễn ra ở quần thể chim sẻ trên đảo Galapagos. Qua thời gian, có sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene dẫn đến sự thay đổi trong đặc điểm di truyền của quần thể. c. Chim sẻ có đặc điểm thích nghi liên quan đến kích thước mỏ và đặc điểm thích nghi này có tính hợp lí tương đối. d. Nếu hiện tượng mưa nhiều xuất hiện trở lại ở khu vực này, cây có hạt nhỏ, mềm sinh trưởng trở lại, các chim sẻ có kích thước mỏ nhỏ sẽ có lợi thế sinh tồn hơn. Do đó, sau một vài năm, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ sẽ giảm xuống gần với mức ban đầu hoặc thậm chí thấp hơn nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục diễn ra.
Câu 6. Cự đà biển (Amblyrhynchus cristatus) ở quần đảo Galapagos có hai kiểu hình: ưa bãi biển (kiểu hình trội) và ưa bãi đá (kiểu hình lặn). Tần số xuất hiện của cự đà ưa bãi biển trên đảo M là 0,81. Trên đảo N lân cận có một quần thể cự đà có số lượng cá thể bằng số lượng của quần thể trên đảo M, tần số xuất hiện của cự đà ưa bãi biển của quần thể này là 0,64. Cho rằng hai quần thể cự đà trên hai đảo đang ở trạng thái cân bằng di truyền Hardy – Weinberg, tính trạng do một gene có hai allele trên NST thường quy định. Người ta xây dựng một cây cầu nối giữa hai hòn đảo giúp cự đà có thể di chuyển tự do. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a. Hoạt động xây dựng trên của con người dẫn đến dòng gene giữa hai quần thể cự đà. b. Khi dòng gene trung hoà hoàn toàn sự khác biệt về di truyền giữa 2 quần thể, tần số allele quy định kiểu hình ưa bãi đá của 2 quần thể có thể bằng nhau. c. Tần số allele quy định kiểu hình ưa bãi biển của quần thể ở trên đảo M tăng lên nếu giữa các nhóm kiểu hình của hai đảo giao phối ngẫu nhiên với nhau. d. Nếu dòng gene từ quần thể đảo N sang đảo M, giữa các nhóm kiểu hình của 2 quần thể cự đà giao phối ngẫu nhiên, tỉ lệ cự đà ưa bãi đá của thế hệ tiếp theo ở đảo M sẽ tăng. Câu 7. Chim sẻ trên quần đảo Galapagos được cho là có nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã tiến hóa hình thành loài mới trong 10 000 năm qua. Một số sự tiến hóa này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây, bao gồm 6 loài chim sẻ có hình dạng mỏ khác nhau. Trong số các nhận định dưới đây, nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a. Chúng có thể giao phối với nhau và tạo nên con lai hữu thụ với kích cỡ mỏ trung bình. b. Loài chim sẻ biết sử dụng dụng cụ để kiếm mồi là loài tiến hoá thành công và hoàn hảo nhất. c. Các loài chim sẻ này thành công trong việc sống chung trên một đảo rất là do xảy ra nhiều đột biến ở mỗi thế hệ. d. Do nhu cầu sử dụng thức ăn khác nhau đã khiến hai loài chim này có sự phân hóa về kích thước mỏ để giảm cạnh tranh. Câu 8. DDT được sử dụng trong y tế để diệt muỗi muỗi vằn, là tác nhân truyền bệnh sốt rét, vàng da...Khi nghiên cứu thực địa hiện tượng kháng thuốc của muỗi ở ngoại ô Băng Cốc (Thái Lan), người ta thu được kết quả về sự biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể như biểu đồ hình bên. Biết rằng allele R quy định khả năng kháng thuốc là trội hoàn toàn so với allele kiểu dại S (nhạy cảm với DDT).Thuốc bắt đầu được sử dụng ở Thái Lan từ năm 1964 và ngừng sử dụng vào tháng 11/1968. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a. Kiểu gene RR đạt giá trị thích nghi cao nhất trong môi trường có DDT. b. Có thể trước năm 1964 trong quần thể đã tồn tại các gene kháng thuốc R. c. Sự tiến hoá kháng thuốc của muỗi diễn ra nhanh nhất trong khoảng tháng 5/1965 – 11/1965.
d. Sự thay đổi tỉ lệ kiểu gene trong quần thể có thể được giữa nguyên như đồ thị, nếu gen kháng thuốc trên là lặn. Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến tổng hợp? a. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách nhanh chóng qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. c. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. d. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. Câu 10. Hình sau mô tả sự thành lập một quần thể mới ở một loài cự đà. Một số ít cá thể của cư từ đất liền ra đảo và hình thành nên một quần thể mới có vốn gene khác biệt so với quần thể trên đất liền. Theo thời gian, quần thể này hình thành nên loài mới khác với loài gốc. nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a. Phiêu bạt di truyền là nhân tố đầu tiên làm cho tần số allele của quần thể trên đảo khác biệt so với tần số allele của quần thể gốc. b. Khi quần thể sống trên đảo, chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các kiểu gene và kiểu hình thích nghi với điều kiện sống nơi đây. c. Số cá thể ban đầu ít, dễ dẫn đến biến động di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể trên đảo. d. Cách ly địa lý là nhân tố duy trì sự khác biệt vốn gene giữa 2 quần thể, do vậy cách ly địa lý được xem là nhân tố tiến hóa. Câu 11. Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. Monococcum có bộ NST 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ NST 2n = 14 BB) đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa có bộ NST 2n = 14 DD) đã tạo ra con lai con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Khi nói về quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) nhận định nào sau đây là đúng hay sai? a. Loài lúa mì (T. Dicoccum) là thể song nhị bội. b. Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. c. Loài lúa mì (T. aestivum) có kiểu gene đồng hợp tất cả các gene do có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử. d. Con lai số 2 có số lượng NST là 21 và không tồn tại thành từng cặp tương đồng. Câu 12. Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Trong đó, con đực của loài Pundamilia pundamilia có lưng màu xanh nhạt, còn con đực của loài Pundamilia nyererei có lưng màu đỏ nhạt. Khi nuôi các con đực và cái của hai loài này trong hai bể cá, một bể chiếu ánh sáng bình thường và một bể không được chiếu ánh sáng; kết quả cho thấy trong bể