Nội dung text B 014_TOM TAT CAC SACH LICH SU.pdf
1 CÁC SÁCH LỊCH SỬ (CÁC NGÔN SỨ TRƯỚC) Dẫn nhập Tổng quát I. Các sách cấu thành Bộ Kinh Thánh Do thái giáo. Bản Kinh Thánh Do thái chia làm 3 phần : * Lề luật (Tô-ra) gồm Ngũ kinh (5 quyển) : St, Xh, Lv, Ds, Đnl. * Các ngôn sứ (Nơ-bi-im) gồm 8 quyển : - Ngôn sứ tiền : Giô-suê, Thủ lãnh, Sa-mu-en (1-2), Các vua (1-2). - Ngôn sứ hậu : I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en, và 12 ngôn sứ nhỏ. * Các văn phẩm (Kơ-tu-bim) gồm 11 quyển : - Thánh vịnh, Châm ngôn, Gióp. - Năm “cuộn sách” (Megilloth) : Diễm ca, Rút, Ai-ca, Giảng viên, Ét-te. - Đa-ni-en, Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Sử biên niên. Từ 3 tiếng Tô-ra, Nơ-bi-im và Kơ-tu-bim, phát xuất ra tiếng Do thái : TNK (đọc là Tenak) một danh từ để chỉ Kinh Thánh. Từ thế kỷ 16, GH CG chia Cựu Ước theo một cách khác làm thành 3 loại như sau : lịch sử, giáo huấn và ngôn sứ. Cách chia này làm nổi bật được tính cách tổng quát của mỗi sách. Nhưng cũng không nên quá nhấn mạnh đến chủ đề từng loại vì trong vài trường hợp, điều đó có thể đưa tới những cách chú giải không đúng. 1. Loại lịch sử : - Ngũ kinh (St, Xh, Lv, Ds, Đnl). - Gs, Tl, R, 1-2 Sm, 1-2 V, 1-2 Sb, Er, Nkm, Tb, Gđt, Et, 1-2 Mcb. 2. Loại giáo huấn ( và thi ca) : G, Tv, Cn, Gv, Dc, Kn và Hc 3. Loại ngôn sứ : Các ngôn sứ lớn : Is, Gr (+ Ai-ca và Ba-rúc), Ed, và 12 ngôn sứ nhỏ.
2 II. Quá trình hình thành của Cựu Ước. 1. Những bước đầu : a. Lịch sử thánh bắt đầu với Áp-ra-ham (khoảng thế kỷ 19 trước CN) b. Nhưng ông Mô-sê mới là nhà lãnh tụ và lập pháp (thế kỷ 13) : ông đã lập nên một dân tộc từ một đám đông hỗn tạp, phát động một phong trào tôn giáo hùng hậu, sáng tác những văn phẩm vĩ đại đầu tiên... 2. Sự hình thành : a. Bộ Ngũ thư chắc chắn mang dấu vết của Mô-sê, nhưng được hình thành một cách chung cục vào thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 5 trước CN. b. Nền văn chương ngôn sứ bắt đầu với A-mốt và Hô-sê vào thế kỷ thứ 8 và kết thúc vào thế kỷ thứ 4 trước CN với Giô-en và các chương 9 – 14 của Da-ca-ri-a. c. Các sách lịch sử mà chúng ta sẽ học ở đây bắt đầu từ việc kể chuyện ông Giô-suê (gồm những truyền thống thế kỷ 13) cho đến sách Mcb (được soạn vào đầu thế kỷ thứ 1 trước CN). d. Phong trào minh triết bắt đầu từ thời vua Sa-lô-môn (thế kỷ thứ 10), đạt tới thời hoàng kim vào thế kỷ thứ 5 với sách Châm ngôn và sách Gióp. Còn sách Khôn ngoan ra đời vào giữa thế kỷ thứ 1 trước CN. Như vậy, bộ sách Cựu Ước hình thành rất chậm. Lịch sử Cựu Ước khá phức tạp. 3. Nguồn gốc : a. Đa số các sách của CƯ là tác phẩm của nhiều tác giả. Các tác phẩm này được thêm dần trong một thời gian lâu dài, đến nhiều thế kỷ. Tất cả những người đã cộng tác, nhiều hay ít, đều được hưởng đặc sủng linh hứng, mặc dầu đa số các tác giả ấy không ý thức về đặc sủng này. Vì thế chúng ta chỉ tạm thời nghiên cứu KT dưới khía cạnh nhân loại thôi. b. Phần lớn các tác phẩm được xây dựng trên truyền khẩu. Hình thức văn chương hình thành sau, ở một thời rất muộn, còn các chất liệu truyền khẩu có trước rất lâu. Nhiều khi trong các thời kỳ xa xưa ấy, các truyền
3 thống đã được khai triển đầy đủ. Vì thế, việc xác định năm tháng của một quyển sách rất khó. Đàng khác, chúng ta cũng không đánh giá thấp các công trình đóng góp của các thế kỷ xa xưa. Quan niệm về “lịch sử” trong Kinh Thánh. Muốn tìm hiểu các sách Lịch Sử trong KT, thiết tưởng nên tìm hiểu chính quan niệm về lịch sử trong Sách Thánh. Một nhận xét sơ khởi rất có ý nghĩa, đó là tiếng Híp-ri không có từ tương đương với các từ thuộc ngôn ngữ phương Tây mà ta dịch là lịch sử. Tiếng “lịch sử” của Do thái hiện nay cũng dịch từ chữ “historia” để sử dụng, tuy người ta có tạo một từ Híp-ri: “dibrei hayyamim” có nghĩa là “những sự việc ngày xưa”. Điều này cho thấy không nên áp dụng quan niệm về lịch sử của khoa sử học hiện đại vào việc nghiên cứu các sách “Lịch Sử” trong Sách Thánh, nhưng phải xem chính Sách Thánh muốn nói gì khi kể lại “những sự việc ngày xưa”. Nhận xét thứ hai giúp chúng ta suy nghĩ là các sách “Lịch Sử” từ Giô-suê đến 2 Vua được gọi là “các Ngôn Sứ trước”. Cách gọi này cho thấy Ít-ra-en xác tín rằng việc đọc lại và giải thích quá khứ của họ cũng là một hoạt động của các ngôn sứ. Trong truyền thống chung của các dân tộc Sê-mít phía tây thì ngôn sứ là người phê phán giới lãnh đạo và dân chúng về mặt đạo đức và chính trị, xét đoán các biến cố về mặt đạo đức. Truyền thống ngôn sứ của Cựu Ước nằm trong truyền thống chung này. Các ngôn sứ hoạt động ở phía Bắc cũng như ở phía Nam đều lớn tiếng tố cáo Ít-ra-en và Giu-đa, cả vua, quan lẫn dân, về mọi thứ tội phạm đến con người và Thiên Chúa, loan báo cho họ biết sự trừng phạt đang chờ họ cùng với lời hứa ơn cứu độ. Vào thời lưu đày và hậu lưu đày, trung tâm cái nhìn của Ít-ra-en về quá khứ là cách phê phán chứa trong các công trình sưu tập và biên soạn lời các ngôn sứ. Ngũ Thư sưu tập và sử dụng các câu chuyện và truyền thống cổ xưa để lý giải nguồn gốc dân tộc và luật lệ, nếp sống. Còn sách Ngôn sứ sưu tập và biên soạn những bài thơ, những lời sấm của các ngôn sứ tố cáo và lên án Ít-ra-en, Giu-đa và các nước chung quanh nhằm lý giải thảm họa lưu đày như một sự trừng phạt do Thiên Chúa đưa tới, đồng thời