PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 45 phút - Đề số 2.Image.Marked.pdf

Trang 1 ĐỀ SỐ 2 ĐỀ 2.1 Câu 1: Dãy oxit nào sau đây tác dụng với nước cho dung dịch bazơ tương ứng? A. MgO, Fe2O3, CuO, ZnO. B. Na2O, K2O, CaO, BaO. C. SO2, SO3, N2O5, CO2. D. NO, CO, N2O. Câu 2: Hòa tan P2O5 vào nước, nhúng quỳ tím vào sản phẩm. Quì tím chuyển màu A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. không chuyển màu. Câu 3: Chất khí là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính là A. O2. B. CO2. C. N2. D. H2. Câu 4: Hòa tan bột đồng(ll) oxit vào dung dịch axit clohiđric. Hiện tượng xảy ra là A. chất rắn tan dần, dung dịch chuyển màu xanh lam. B. chất rắn không tan. C. chất rắn tan dần, dung dịch không màu. D. chất rắn chuyển sang màu đỏ. Câu 5: Cho các oxit: Na2O; CO; CaO; P2O5; SO2. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 7: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải A. rót nhanh nước vào axit đặc. B. rót từ từ nước vào axit đặc. C. rót nhanh axit đặc vào nước. D. rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 8: Khi cho kim loại đồng tác dụng với axit sunfuric đặc nóng sinh ra khí A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2. Câu 9: Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang A. màu đỏ. B. màu xanh. C. không màu. D. màu tím. Câu 10: Sơ đồ phản ứng dùng để sản xuất axit suníuric trong công nghiệp là: A. B. C 2 3 2 4 u  SO  SO  H SO . F 2 3 2 4 e  SO  SO  H SO . C. D. F 2 3 2 4 eO  SO  SO  H SO . F 2 2 3 2 4 eS  SO  SO  H SO . Câu 11: Để nhận biết ba dung dịch: HCl, H2SO4, NaCl đựng trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: A. quỳ tím, dung dịch NaCl. B. quỳ tím, dung dịch NaNO3. C. quỳ tím, dung dịch Na2SO4. D. quỳ tím, dung dịch BaCl2. Câu 12: Để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 ta dùng A. dung dịch H2SO4. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 13: NaOH có tính chất vật lí nào sau đây? A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước.
Trang 2 B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt. D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt. Câu 14: Dãy chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là: A. Al(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3. B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2. C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3. D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2. Câu 15: Cho dung dịch axit sunfuric tác dụng với natri sunfit. Chất khí được sinh ra là A. CO2. B. SO2. C. H2. D. H2S. Câu 16: Cho các cặp chất: (1) Na2SO4 và MgCl2; (4) AgNO3 và HCl; (2) Ba(OH)2 và HCl; (5) Na2CO3 và HCl; (3) CuSO4 và NaOH; (6) ZnCl2 và KNO3; Cặp chất có thể cùng tòn tại trong dung dịch là A. (1), (4), (6). B. (1), (6). C. (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5). Câu 17: Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là A. có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. có khí thoát ra, sủi bọt quanh đinh sắt. C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. D. có kết tủa xanh xuất hiện. Câu 18: Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng trao đổi? A. B. M 3 2 2 3 g(NO )  2KOH  Mg(OH)  2KNO 2 3 2Al  3CuCl  2AlCl  3Cu  C. D. B 2 2 2 a  2H O  Ba(OH)  H  N 2 2 a O  H O  2NaOH Câu 19: Để nhận biết ba dung dịch không màu: NaOH, Na2CO3, AgNO3, ta có thể dùng A. dung dịch NaCl. B. dung dịch HCl. C. nước. D. dung dịch CuSO4. Câu 20: Cho các chất sau đây: CuSO4, CuO, Cu(OH)2, Cu, CuCl2 Sự chuyển hóa nào sau đây sai? A. B. C 4 2 2 u  CuO  CuSO  CuCl  Cu(OH) . C 4 2 2 u  CuSO  CuCl  Cu(OH)  CuO. C. D. C 2 2 2 uCl  Cu(OH)  CuO  CuCl  Cu. C 2 2 4 u  Cu(OH)  CuO  CuCl  CuSO . Câu 21: Kim loại không tác dụng với H2SO4 loãng là A. Fe. B. Cu. C. CO2. D. SO2. Câu 22: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH có thể dùng làm khô khí ẩm nào sau đây? A. H2S. B. H2. C. CO2. D. SO2. Câu 23: Khi sục hỗn hợp khí: H2S, SO2, CO2, O2 qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Các khí bị giữ lại trong dung dịch là: A. H2S, SO2, O2. B. O2, SO2, CO2. C. H2S, SO2, CO2. D. SO2, CO2.
Trang 3 Câu 24: CaO để lâu ngoài không khí bị giảm chất lượng là do CaO tác dụng với A. khí oxi. B. khí cacbonic. C. hơi nước. D. khí cacbonic và hơi nước. Câu 25: Phản ứng xảy ra giữa axit và bazơ được gọi là phản ứng A. trung hòa. B. hóa hợp. C. thế. D. phân hủy. Câu 26: Để nhận biết bốn dung dịch: Na2SO4, HCl, H2SO4, Ba(OH)2 người ta có thể dùng thuốc thử là A. dung dịch phenolphtalein. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl. Câu 27: Trộn 500 ml dung dịch MgCl2 1M vào 600 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa và dung dịch. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch lọc. Thành phần của dung dịch lọc là A. NaCl và H2O. B. NaCl, NaOH và H2O. C. NaCl, MgCl2 và H2O. D. NaCl, MgCl2, NaOH và H2O. Câu 28: Hòa tan hết 12,4 gam natri oxit vào nước thu được 500 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là A. 0,2M. B. 0,4M. C. 1,6M. D. 0,8M. Câu 29: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là A. 19,70 gam. B. 9,85 gam. C. 19,00 gam. D. 19,25 gam. Câu 30: Hòa tan hết 24,1 gam hỗn hợp X gồm ZnO và Fe2O3 cần vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 4M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được a gam muối khan. Giá trị của a là A. 3,89. B. 4,61. C. 46,10. D. 38,9. ĐỀ 2.2 PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Câu 1: Dãy chỉ gồm các oxit bazơ là: A. BaO, K2O, SO2, CuO. B. SiO2, Na2O, CO2, Fe2O3. C. FeO, Na2O, CO, K2O. D. MgO, CaO, CuO, Fe3O4. Câu 2: Cho các oxit: CaO, K2O, SO2, SiO2, P2O5, Fe2O3. Các oxit tác dụng được với nước là: A. CaO, K2O, SO2, SiO2. B. SO2, SiO2, P2O5, Fe2O3. C. CaO, K2O, SO2, P2O5. D. K2O, SO2, SiO2, P2O5. Câu 3: Oxit X có thành phần về khối lượng của sắt là 70%. Công thức hóa học của oxit X là A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe4O3. Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, cặp chất dùng để điều chế lưu huỳnh đioxit là A. kali sunfit và axit sunfuric. B. natri sunfat và axit photphoric. C. natri cacbonat và axit clohiđric. D. canxi sunfat và axit nitric. Câu 5: Nhỏ 1 giọt dung dịch axit clohiđric loãng vào mẩu giấy quỳ tím, hiện tượng quan sát được là A. quỳ tím mất màu. B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ. C. quỳ tím chuyển sang màu xanh. D. quỳ tím không đổi màu.
Trang 4 Câu 6: Cho các chất: MgO, Zn, CuO, Na2O. Khi cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, chất nào trong số các chất đã cho tạo dung dịch màu xanh lam? A. MgO. B. Zn. C. CuO. D. Na2O. Câu 7: Để nhận biết các oxit: SiO2, CaO, P2O5 người ta có thể dùng A. nước. B. dung dịch HCl. C. nước và quỳ tím. D. quỳ tím. Câu 8: Người ta loại các khí CO2, SO2 ra khỏi hỗn hợp khí với O2 bằng cách cho hỗn hợp khí đó A. sục vào dung dịch H2SO4 đặc. B. tác dụng với cacbon rồi sục vào dung dịch Ca(OH)2. C. sục vào dung dịch Na2CO3. D. sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm): Cho các chất: Fe2O3, Mg, Cu(OH)2, K2O. Chọn một chất trong các chất trên để khi tác dụng với dung dịch HCl sinh ra các hiện tượng sau: a) Dung dịch màu xanh lam. b) Dung dịch màu vàng nâu. c) Khí nhẹ hơn và cháy được trong không khí. Viết các phương trình hỏa học xảy ra. Câu 2 (1,5 điểm): Có bốn lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (1,5 điểm): Cho 200 ml dung dịch HCl 2M hòa tan vừa hết 12 gam hỗn hợp hai oxit MgO và CuO. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4 (1 điểm): So sánh sự chuyển màu của giấy quỳ tím khi tiếp xúc với axit sunfuric và axit citric. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? PHẦN ĐÁP ÁN ĐỀ 2.1 1 - B 2 - A 3 - B 4 - A 5 - C 6 - A 7 - D 8 - B 9 - B 10 - D

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.