Nội dung text Bài 6 Văn bản 3. Bếp lửa.docx
1 Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… TIẾT: VĂN BẢN 3: BẾP LỬA (Bằng Việt) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ yêu cầu cần đạt - HS cảm nhận được bức tranh chân dung người bà, người cháu và tình bà cháu đầy yêu thương, ấm áp. Qua đó, HS sẽ thấy được những bức “chân dung cuộc sống” được thể hiện khác nhau ở các thể loại tiểu thuyết, truyện, thơ - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục 1. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bếp lửa
4 b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bếp lửa c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bếp lửa d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: - Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt? - Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Bếp lửa Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Nội, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ - Thơ ông trong trẻo, mượt mà, cảm xúc tinh tế, giàu suy tư - Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973), … 2. Tác phẩm - Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài