Nội dung text Chủ đề 2 ĐỊNH LUẬT BOYLE.docx
Một lượng khí đựng trong một bình kín được xác định bởi bốn đại lượng là khối lượng m, thể tích V, nhiệt độ T và áp suất p. ĐẠI LƯỢNG KÍ HIỆU ĐƠN VỊ CHUẨN TRONG HỆ SI Nhiệt độ T Kenvil (K) Áp suất p Pascal (Pa) Thể tích V mét khối (m 3 ) Đổi đơn vị áp suất và thể tích l atm = 1,013.10 5 Pa = 760 mmHg l mmHg = 133,32 Pa 1 bar = 10 5 Pa 1 m 3 = 1000 lít l cm 3 = 0,001 lít 1 dm 3 = 1 lít Khi thể tích, nhiệt độ và áp suất của một khối lượng khí xác định không đổi, ta nói lượng khí ở trạng thái cân bằng. Thể tích, áp suất và nhiệt độ của lượng khí được gọi là các thông số trạng thái của nó. Khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái và được gọi tắt là quá trình. Người ta thường biểu diễn trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định từ trạng thái 1 gồm 111p, V, T sang trạng thái 2 gồm 222p, V, T Hình: Xác định các thông số trạng thái của một lượng khí Để đo các thông số trạng thái của lượng khí trong một hộp kín người ta dùng: + Áp kế: Dùng để đo áp suất khí trong hộp kín. + Nhiệt kế: Dùng để đo nhiệt độ khí trong hộp kín. + Xylanh: Dùng để đo thể tích khí trong hộp kín. Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng nên vận tốc và số va chạm của các phân tử khí lên thành bình thay đổi theo thời gian và áp suất chất khí tác dụng lên thành bình I CÁC THÔNG SỐ TRẠNG THÁI CỦA MỘT LƯỢNG KHÍ CHỦ ĐỀ 2 ĐỊNH LUẬT BOYLE
ở các thời điểm khác nhau có thể là khác nhau. Nên áp suất được hiểu là áp suất trung bình của các phân tử khí tác dụng lên thành bình. Trong quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định thì cả ba thông số trạng thái (p, V, T) đều biến đổi. Trong trường hợp quá trình có hai thông số thay đổi còn một thông số không đổi, người ta gọi đó là các đẳng quá trình. Robert Boyle, FRS, (25 tháng 1 năm 1627 – 30 tháng 12 năm 1691) là một nhà nghiên cứu thiên nhiên người Ireland. Ông được coi là người đồng sáng lập ra vật lý và hóa học hiện đại, cũng như các ngành khoa học tự nhiên khác qua nhiều thí nghiệm. Ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của chất khí qua định luật có tên ông . Quá trình đẳng nhiệt: Là quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi còn áp suất và thể tích thay đổi. Thí nghiệm: a. Dụng cụ thí nghiệm: Xi lanh trong suốt có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm 3 (1). Pit-tông có ống nối khí trong xi lanh với áp kế (2). Áp kế có độ chia nhỏ nhất 0,05.10 5 Pa (3). Giá đỡ (4). b. Tiến hành thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm như hình trên. Dịch chuyền từ từ pit-tông để làm thay đổi tích khí. Đọc và ghi kết quả vào bảng sau LẦN THÍ NGHIỆM THỂ TÍCH V (m 3 ) ÁP SUẤT p (10 5 Pa) 1 3,0 1,0 2 2,5 1,2 3 2,0 1,5 4 1,5 1,9 Định luật Boyle: Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định được giữ không đổi thì áp suất p gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích V của nó 1122 1 p hay pV = const hay pV = pV V∼ Đường đẳng nhiệt: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. II ĐỊNH LUẬT BOYLE
Dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ OpV là đường hyperbol. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với nhiệt độ khác nhau thì khác nhau. p OV 2T 1T 21TT Khi biểu diễn dưới dạng (p, T) hoặc (V,T) thì đường đẳng nhiệt là đường vuông góc với trục OT và song song với trục còn lại. p O TT 2p 1p (p,T) TT V O (V,T) 2V 1V
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Định luật Boyle được áp dụng trong quá trình A. nhiệt độ của khối khí không đổi. B. khối khí giãn nở tự do. C. khối khí không có sự trao đổi nhiệt lượng với bên ngoài. D. khối khí đựng trong bình kín và bình không giãn nở nhiệt. Hướng dẫn giải Định luật Boyle được áp dụng trong quá trình đẳng nhiệt. Câu 2: Hệ thức không phù hợp với định luật Boyle là A. 1 p. V: B. 1 V. p: C. Vp.: D. 1122pV = pV. Hướng dẫn giải Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất p của khí sẽ A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng 4 lên lần. D. không đổi. Hướng dẫn giải Trong quá trình đẳng nhiệt, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. Câu 4: Đẳng quá trình là quá trình trong đó có A. một thông số trạng thái không đổi. B. các thông số trạng thái đều biến đổi. C. ít nhất hai thông số trạng thái không đổi. D. có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi. Hướng dẫn giải Đẳng quá trình là quá trình biển đổi trạng thái của lượng khí xác định mà trong đó có một thông số trạng thái không thay đổi. Câu 5: Khi nói về quá trình đẳng nhiệt. Đặc điểm không phải của quá trình đẳng nhiệt là A. nhiệt độ của khối khí không đổi. B. khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. C. khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. D. nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. Hướng dẫn giải Quá trình đẳng nhiệt thì nhiệt độ của khối khí không đổi. Câu 6: Đơn vị không phải đơn vị của thể tích là A. 3mm. B. lít. C. cc. D. 3cm. Câu 7: Khi nói về quan hệ giữa nhiệt độ Celsius 0C và nhiệt độ Kelvin K. Chọn phát biểu sai? A. Tt273. B. Khi nhiệt độ Celsius tăng 1C thì nhiệt độ Kelvin tăng 273K.