Nội dung text Giáo án Toán 12 Cánh diều - Phần 1.pdf
Toán 12 Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BÀI 1: TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu đạo hàm cấp một của nó. - Sử dụng bảng biến thiên để xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số. - Nhận biết tính đơn điệu của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc hình ảnh hình học của đồ thị hàm số. - Nhận biết điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số thông qua bảng biến thiên hoặc hình ảnh hình học của đồ thị hàm số. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng về tính đơn điệu của hàm số đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, đưa ra lập luận trong quá trình hình thành khái niệm và các định lí, tính chất; thực hành và vận dụng về tính đồng biến, nghịch biến của hàm số, xác định điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm số.
Toán 12 Cánh diều * tailieugiaovien.edu.vn b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động HĐ 1, 2, Luyện tập 1, 2, 3, 4; các ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi về tính đơn điệu của hàm số, dấu của đạo hàm. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ 1. + Nêu lại định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến. + b) Tìm mối liên hệ giữa khoảng đồng biến và dấu của đạo hàm trong khoảng đó. I. Nhận biết tính đơn điệu của hàm số bằng dấu của đạo hàm HĐ 1: a) Cho K là một khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử y = f(x) là hàm số xác định trên K. + Hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên K nếu với mọi x1 , x2 thuộc K và x1 < x2 thì f(x1) < f(x2). + Hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên K nếu với mọi x1 , x2 thuộc K và x1 < x2 thì f(x1 ) > f(x2). b) Dựa vào Hình 2 ta có: +) Hàm số này nghịch biến trên khoảng (−∞; 0). +) Hàm số này đồng biến trên khoảng (0; +∞). +) Ta có 2x > 0 với mọi x ∈ (0; +∞) ⇒ f ′ (x) > 0 với mọi x ∈ (0; +∞) và 2x < 0 với mọi x ∈ (−∞; 0) ⇒ f ′ (x) < 0 với mọi x ∈ (−∞; 0). Mối liên hệ: