PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 4 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).docx

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 Đề số 4 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 10 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 04 trang) Họ và tên thí sinh……………………………………Lớp…… Số báo danh:………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chất oxi hoá còn gọi là A. chất bị khử. B. chất bị oxi hoá. C. chất có tính khử. D. chất nhường electron. Câu 2. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử? A. CO 2 + Ca(OH) 2  CaCO 3 + H 2 O. B. 3Mg + 4H 2 SO 4  3MgSO 4 + S + 4H 2 O. C. Cu(OH) 2 + 2HCl  CuCl 2 + 2H 2 O. D. BaCl 2 + H 2 SO 4  BaSO 4  + 2HCl. Câu 3. Số oxi hóa của S trong SO 2 là A. +2 B. +4 C. +6 D. -1 Câu 4. Phản ứng tỏa nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ proton dưới dạng nhiệt Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng về biến thiên enthalpy của một phản ứng? A. Biến thiên enthalpy của phản ứng tỏa nhiệt có giá trị âm. B. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo ra sản phẩm chỉ có duy nhất 1 chất. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng thu nhiệt có giá trị âm. D. Độ biến thiên enthalpy của một quá trình không thay đổi theo nhiệt độ. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tốc độ của phản ứng hoá học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của phản ứng. B. Tốc độ của phản ứng hoá học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau. C. Tốc độ của phản ứng hoá học có thể có giá trị âm hoặc dương. D. Trong cùng một phản ứng hoá học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ. Câu 7. Phương trình tổng hợp ammonia (NH 3 ), N 2 (g) +3H 2 (g)  2NH 3 (g). Nếu tốc độ tạo thành NH 3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H 2 là A. 0,345 M/s B. 0,690 M/s C. 0,173 M/s D. 0,518 M/s Câu 8. Tiến hành thí nghiệm khảo sát tốc độ phản ứng giữa Na 2 S 2 O 3 và H 2 SO 4 như sau: Hóa chất: Dung dịch sodium thiosulfate (Na 2 S 2 O 3 ) 0,15M; sulfuric acid (H 2 SO 4 ) 0,10M; nước cất. Dụng cụ: Cốc thủy tinh 100 mL (được đánh dấu thập ở mặt ngoài đáy cốc), ống đong 50 mL. Tiến hành: Bước 1: Pha loãng dung dịch Na 2 S 2 O 3  0,15 M để được các dung dịch có nồng độ khác nhau theo bảng sau
Bảng: Cách pha loãi dung dịch Na 2 S 2 O 3 Hóa chất Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Dung dịch Na 2 S 2 O 3 0,15 M (mL) 50 30 10 Nước cất (mL) 0 20 40 Bước 2: Rót đồng thời 10 mL dung dịch H 2 SO 4  0,1 M vào mỗi cốc và khuấy đều. Phương trình hóa học của phản ứng: Na 2 S 2 O 3 (aq) + H 2 SO 4 (aq) ⟶ Na 2 SO 4 (aq) + S(s) + SO 2 (g) + H 2 O(l) Chiều tăng dần thời gian xuất hiện kết tủa trong 3 cốc là A. Cốc 3 < Cốc 2 < Cốc 1. B. Cốc 1 < Cốc 2 < Cốc 3. C. Cốc 2 < Cốc 1 < Cốc 3. D. Cốc 3 < Cốc 1 < Cốc 2. Câu 9. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác Câu 10. Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào ? A. Giảm dần. B. Tăng dần.   C. Không đổi. D. Không theo quy luật chung. Câu 11. Halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine. B. bromine. C. lodine. D. chlorine. Câu 12. Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là A. H 2 và O 2 . B. N 2 và O 2 . C. Cl 2 và O 2 . D. SO 2 và O 2 . Câu 13. Để chứng minh Cl 2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, người ta cho Cl 2 tác dụng với A. Dung dịch FeCl 2 . B. Dây iron (Fe) nóng đỏ. C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch KI. Câu 14. Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với chlorine ? A. Na, H 2 , N 2 B. KCl, H 2 O C. NaOH, NaBr, NaI D. Fe, K, O 2 . Câu 15. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp dưới áp suất thường ? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.  Câu 16. Teflon là một loại polymer có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Ứng dụng nào sau đây là của Teflon ? A. Sản xuất tơ sợi. B. Sản xuất vỏ dây điện. C. Phủ trên bề mặt chảo chống dính. D. Sản xuất cao su.  Câu 17. Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây? A. SiO 2  + 4HF  SiF 4  + 2H 2 O. B. NaOH + HF  NaF + H 2 O C. H 2  + F 2    2HF. D. 2F 2  + 2H 2 O  4HF + O 2 . Câu 18. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai ? A. Zn + 2HCl ® ZnCl 2 + H 2 . B. Cu + 2HCl ® CuCl 2 + H 2 . C. CuO + 2HCl ® CuCl 2 + H 2 O. D. AgNO 3 + HCl ® AgCl + HNO 3 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Biến thiên enthalpy chuẩn quá trình “ H 2 O(s) → H 2 O(l)” là 6,020kJ. a. Quá trình tan chảy của nước đá là quá trình thu nhiệt. b. Khi cho viên nước đá vào cốc nước lỏng ấm, viên đá tan chảy dần. c. Biến thiên enthalpy chuẩn quá trình “ H 2 O(l) → H 2 O(s)” là -6,020kJ. d. Để làm lạnh 120 gam nước lỏng ở 45°C xuống 0°C, một bạn học sinh đã dùng 60 gam nước đá. (Giả thiết có sự trao đổi nhiệt giữa nước và nước đá)
Câu 2. Tốc độ của một phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác,… a. Tàn đóm đỏ bùng cháy lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. b. Aluminium dạng bột phản ưng với dung dịch hydrochloric acid chậm hơn so với aluminium dạng lá. c. Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn. d. Để tăng tốc độ phản ứng nung vôi (CaCO 3 ) người ta thường nung ở áp suất cao. Câu 3. Các nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen) gồm: fluorine, chlorine, bromine, idodine và hai nguyên tố phóng xạ là astatine, tennessine. a. Mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron lớp ngoài cùng. b. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện tăng dần. c. Tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine. d. Ở điều kiện thường, iodine là chất khí màu tím đen. Câu 4. Các hợp chất chứa ion Cl - , Br - , I - phản ứng được với sulfuric acid đặc. Tuy nhiên, các sản phẩm là không giống nhau. a. Sodium chlorine dạng rắn phản ứng với sulfuric acid đặc đun nóng tạo thành khí Cl 2 có màu vàng lục. b. Sodium bromine dạng rắn phản ứng sulfuric acid đặc đun nóng tạo hơi Br 2 màu nâu đỏ. c. Sodium iodine dạng rắn phản ứng sulfuric acid đặc đun nóng tạo ra hơi I 2 màu tím. d. Có thể điều chế được hydrogen bromine từ phản ứng giữa potassium bromine dạng rắn với sulfuric acid đặc đun nóng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng: 222232424(1)(2)(3)(4)(5)OOHOSNaOHFeFeSSOSOHSONaSO Có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử trong sơ đồ trên? Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thêm 10 o C thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 3 lần. Để tốc độ của phản ứng đó (đang thực hiện ở 25 o C) tăng lên 243 lần thì cần nâng nhiệt độ đến bao nhiêu độ? Câu 3: Trong một thí nghiệm, người ta đo được tốc độ trung bình của phản ứng của zinc (dạng bột) với dung dịch H 2 SO 4 loãng là 0,005 mol/s. Nếu ban đầu cho 0,5 mol zinc (dạng bột) với dung dịch H 2 SO 4 ở trên thì sau bao lâu còn lại 0,05 mol zinc. Câu 4: Ở Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu kg CH 4 (g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo ra 112 kg CaO(s) bằng cách nung CaCO 3 (s) Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. Phương trình nhiệt của phản ứng nung vôi và đốt cháy CH 4 như sau: (1) 0 32r298CaCO(s)CaO(s)CO(s)H178,29kJ (2) 0 4222r298CH(g)2O(g)CO(g)2HO(l)H890,36kJ (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Cho biết NTK C=12; H=1; O=16; Ca=40. Câu 5: Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể để tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m 3 . Nếu với dân số của một thành phố là 8,5 triệu người, mỗi người trung bình dùng 30 L nước/ 1ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Câu 6. Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp, Z X < Z Y . Hoà tan hoàn toàn 11,22 g hỗn hợp NaX và NaY vào nước, thu được dung dịch E. Cho từ từ E vào cốc đựng dung dịch AgNO 3 dư, thu được 17,22 g kết tủa. Phần trăm khối lượng NaX trong hỗn hợp là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Cho biết NTK Na=23; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; Ag=108 ----------------HẾT----------------

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.