PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN.docx

HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN 1. Cơ sở để ôn luyện Việc ôn luyện kiến thức và kĩ năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi phân môn Lịch sử. Về đại thể, cơ sở để ôn luyện cần dựa vào cấu trúc đề thi và nội dung chương trình thi. a) Cấu trúc đề thi học sinh giỏi phân môn Lịch sử Cấu trúc đề thi học sinh giỏi, ở chừng mực nhất định, là một trong những cơ sở để chuẩn bị cho việc ôn luyện. Tuy nhiên mỗi tỉnh có cấu trúc đề khác nhau nhưng nhìn chung đề bám vào mức độ thông hiểu và vận dụng. Xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nói chung, môn Lịch sử nói riêng trong những năm gần đây, bên cạnh dạng câu hỏi “đóng” (nêu, trình bày, xác định, kể tên…), còn có dạng câu hỏi “mở”, yêu cầu thí sinh “vận dụng” kiến thức (lí giải, chứng minh, dựa vào bảng dữ liệu cho sẵn rồi đưa ra nhận xét, đánh giá, phát biểu ý kiến về nhận định, liên hệ với thực tiễn…), hoặc kết hợp cả hai dạng trên.  Nếu học sinh chỉ ôn kiến thức mà không làm quen, luyện các dạng câu hỏi thì khó kiếm được điểm cao (do mỗi dạng câu hỏi có cách trả lời khác nhau).  b) Nội dung chương trình thi Nội dung chương trình thi bám sát “Hướng dẫn nội dung dạy - học phân môn Lịch sử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nội dung chương trình thi như vậy, rõ ràng thí sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và biết vận dụng chúng một cách linh hoạt trên cơ sở tư duy. 2. Một số lưu ý chủ yếu trong quá trình ôn luyện a) Thành thạo tư duy lịch sử Tư duy lịch sử là hết sức cần thiết đối với thí sinh. Có nhiều loại tư duy lịch sử mà thí sinh phải nắm vững và vận dụng thành thạo trong từng trường hợp cụ thể. Thành thạo tư duy địa lí có thể được coi là chiếc chìa khoá mở ra sự thành công trong quá trình ôn luyện… b) Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản theo yêu cầu câu hỏi Nắm vững kiến thức cơ bản là khâu đầu tiên cần phải đạt được. Ở đây cần phân biệt khái niệm “thuộc bài” và “nắm vững” kiến thức cơ bản. Thuộc bài chưa chắc đã nắm vững
kiến thức cơ bản, nhưng ngược lại, nắm vững kiến thức cơ bản chắc chắn là đã thuộc bài. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để có thể có giải chính thức trong kì thi học sinh giỏi thì nắm vững kiến thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Tiếp theo việc nắm vững kiến thức cơ bản là phải biết vận dụng thành thạo các kiến thức đó theo yêu cầu câu hỏi. Có thể ví việc vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản như là khả năng nữ công gia chánh. Để có được một bữa tiệc ngon lành thì phải phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là thực phẩm đã chuẩn bị và cách thức chế biến món ăn. Ở đây, thực phẩm chính là kiến thức cơ bản, còn cách chế biến món ăn là việc vận dụng kiến thức cơ bản theo yêu cầu câu hỏi. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì bữa tiệc sẽ không thành. Việc vận dụng kiến thức cơ bản như thế nào cũng là một quá trình lâu dài. Kinh nghiệm chỉ ra rằng muốn có một kĩ năng nào đó chỉ có cách duy nhất là phải làm. Trong trường hợp cụ thể này, thí sinh có thể tham khảo các câu hỏi và bài tập ở phần sau của tài liệu c) Thành thạo các kĩ năng lịch sử chủ yếu - Kỹ năng lịch sử quan trọng không chỉ để hiểu về quá khứ mà còn để hiểu về hiện tại và tương lai. Dưới đây là một số kỹ năng lịch sử chủ yếu mà bạn có thể muốn phát triển: + Nắm vững sự kiện lịch sử quan trọng: Điều này bao gồm việc hiểu rõ về các sự kiện chính và người tham gia, những tác động của chúng đối với thế giới và những hậu quả kéo dài sau này. + Phân tích lịch sử: Không chỉ biết các sự kiện, mà còn hiểu được tại sao chúng xảy ra và cách chúng ảnh hưởng đến xã hội, nền văn minh và chính trị. + Năm bắt văn hóa và xã hội: Lịch sử không là về các sự kiện chính trị, mà còn là về văn hóa, xã hôi và kinh tế. Hiểu rõ về cách cuộc sống của con người đã thay đổi theo thời gian là rất quan trọng. + Kiểm định nguồn thông tin: Không phải tất cả những gì chúng ta đọc hoặc nghe về lịch sử đều là đúng. Kỹ năng kiểm định nguồn thông tin giúp bạn phân biệt thông tin đáng tin cậy và thông tin không đáng tin cậy.
+ Liên kết lịch sử với hiện tại và tương lai: Hiểu rõ về lịch sử giúp bạn nhận ra mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này giúp bạn dự đoán hậu quả của các quyết định hiện tại và hình thành quan điểm về tương lai. + Kỹ năng nghiên cứu: Biết cách tìm kiếm và phân tích tài liệu lịch sử là một kỹ năng quan trọng. Nó giúp bạn mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về lịch sử. + Viết và giao tiếp: Khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục về lịch sử thông qua viết và giao tiếp là một kỹ năng cần thiết để chia sẻ kiến thức và ý kiến của bạn với người khác. - Kỹ năng nhận biết yêu cầu của đề bài qua các từ “khóa” Muốn làm một bài thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu tối thiểu nhất đối với học sinh giỏi sử là hiểu đúng đề bài. Cách hỏi về một vấn đề lịch sử có nhiều cách khác nhau nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau, vì vậy giáo viên cần cho học sinh tập dượt, làm quen với nhiều dạng câu hỏi, nhiều cách hỏi khác nhau và quan trọng là giúp học sinh nhận biết từ “khóa”, của vấn đề cần hỏi. 3. Kĩ thuật làm bài thi Làm bài thi là khâu cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả thi học sinh giỏi. Người ta thường nói “Học tài thi phận”. Điều đó chưa hẳn đã chính xác. Nếu chúng ta có quá trình ôn luyện tốt, khâu chuẩn bị cho thi cử chu đáo và biết kĩ thuật làm bài thì chắc chắn sẽ có giải và hi vọng là giải cao.Trên cơ sở cấu trúc đề thi hiện hành, việc làm bài thi được thực hiện theo các bước sau đây: - Phân bố thời gian cho từng câu hỏi. Đây là bước rất quan trọng. Với cấu trúc đề thi hiện hành thì đề thi khá dài. Về nguyên tắc, nếu phân bố thời gian không hợp lí dẫn đến phải bỏ một câu nào đó thì điều chắc chắn là sẽ không có giải. Vì thế, phân bố thời gian cho từng câu (từng ý) ứng với số điểm đã cho là điều không phải bàn cãi. - Phác thảo các ý chính cho mỗi câu hỏi (mỗi ý) lí thuyết. Đối với bất kì câu hỏi lí thuyết nào trên cơ sở thời gian dự kiến, thí sinh nên nhanh chóng phác thảo đề cương và xác định những ý chính cần phải trả lời. Cầu lưu ý là không nên dành quá nhiều thời gian cho phác thảo đề cương (nghĩa là không cần xây dựng đề cương chi tiết),
nhưng cũng không nên bỏ qua khâu này. Việc phác thảo đề cương tuy mất một chút thời gian, nhưng bù lại, bài làm dễ đủ ý, mạch lạc và đảm bảo thời gian quy định. - Trả lời câu hỏi Căn cứ vào đề cương phác thảo (có thể gia giảm trong quá trình làm bài) và thời lượng đã cho, thí sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi trong bài thi. Khi trả lời, cần lưu ý: + Đảm bảo đủ ý, nhưng cần viết ngắn gọn, súc tích. + Cần có linh cảm ở chỗ ý nào có thể có nhiều nội dung, nhiều điểm hơn thì phải dành nhiều thời gian hơn cho ý đó. + Bài làm cần rõ ràng đối với các ý lớn, ý nhỏ và sắp xếp theo thứ tự nhất định + Tránh các lỗi sơ đẳng (lỗi diễn đạt, lỗi chính tả…). Để hình thành những kĩ năng học lịch sử nói trên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành…

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.