Nội dung text BỘ TRẮC NGHIỆM ABCD 1000 CÂU LÝ THUYẾT VẬT LÍ 12 - CHƯƠNG II.docx
CHƯƠNG 2: KHÍ LÍ TƯỞNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Các phân tử khí lí tưởng có các tính chất nào sau đây? A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng. B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau. C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau. D. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau. Câu 2. Trong thí nghiệm Brown (do nhà bác học Brown, người Anh thực hiện năm 1827) người ta quan sát được: A. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. B. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. C. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. D. Các phân tử và nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Câu 3. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown là chuyển động gì? A. Chuyển động đều B. Chuyển động định hướng C. Chuyển động tròn D. Chuyển động hỗn độn Câu 4. Chuyển động nào kể sau không phải là chuyển động Brown? A. Hạt phấn hoa chuyển động trong nước. B. Hạt khói bụi chuyển động trong không khí. C. Chuyển động hỗn loạn của nguyên tử, phân tử. D. Bụi than chuyển động trong rượu. Câu 5. Nhà bác học nào sau đây là người đầu tiên giải thích đầy đủ về chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown A. Isaac Newton B. Galileo Galilei C. Brown D. Einstein Câu 6. Các vật rắn giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do loại lực nào sau đây? A. Lực hấp dẫn. B. Lực ma sát. C. Lực tương tác phân tử. D. Lực hạt nhân. Câu 7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động Brown? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử nước. B. Chuyển động có hướng của dòng electron trong dây dẫn điện. C. Chuyển động của hạt bụi nhỏ trong không khí. D. Chuyển động rơi của quả dừa. Câu 8. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.