PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text II. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ - 20 trang.doc

II. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT I. Cấu trúc ARN (Axit ribonucleic)  Khái niệm: - ARN cũng là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.  Vị trí: - ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất của tế bào.  Thành phần: - Thành phần hóa học: ARN cấu tạo từ 5 nguyên tố chính là C, H, O, N và P.  Cấu trúc:  Đơn phân: - Đơn phân của ARN là nucleotit (có tài liệu phân biệt là ribonucleotit). - Mỗi nucleotit có ba thành phần cấu tạo: + 1 phân tử đường C 5 H 10 O 5 (đường ribozo) + 1 gốc axit photphoric H 3 PO 4 + 1 nhóm bazonito: có 4 loại bazonito là adenin (A), uraxin (U), guanin (G), xitozin (X). - Có 4 loại nucleotit (nu) tương ứng với 4 loại bazonito.  Cấu trúc mạch đơn: - Khác với ADN có cấu trúc mạch kép thì ARN chỉ có cấu trúc mạch đơn. - Trên phân tử ARN các nucleotit liên kệt với nhau bằng liên kết hoá trị giữa đường C 5 H 10 O 5 của nucleotit này với phân tử H 3 PO 4 của nucleotit kế tiếp. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC PHÂN TỬ ARN VÀ ADN  Phân loại và chức năng của ARN. Loại ARN Cấu trúc Chức năng mARN - Mạch thẳng - Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở
- Đầu 5’ có trình tự nucleotit đặc hiệu để riboxom nhận biết và gắn vào. riboxom. - Sau khi tổng hợp protein, mARN thường được các enzim phân hủy. tARN - Có nhiều loại tARN. - Mỗi phân tử tARN đều có một đầu mang bộ ba đối mã (anticodon) và một đầu để liên kết với axit amin tương ứng. - Vận chuyển axit amin tới riboxom để tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit. - Nhận biết bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. rARN Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với protein tạo nên riboxom. - Là nơi diễn ra quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit. 2. Quá trình phiên mã  Vị trí: - Là quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen (ADN) sang mARN theo nguyên tắc bổ sung. - Quá trình xảy ra trong nhân, vào kì trung gian của quá trình phân bào, trước khi tế bào tổng hợp protein.  Nguyên liệu: - Phân tử ADN dùng làm khuôn. - 4 loại nucleotit tự do: A, U, G, X. - Các loại enzim. - Năng lượng ATP.  Diễn biến:
Bước 1: Tháo xoắn ADN - Enzim ARN-polimeraza bám vào vùng điều hòa. - Gen tháo xoắn, để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’ - 5’ Bước 2: Tổng hợp ARN - Sau khi tháo, xoắn, ARN-polimeraza bắt đẩu tổng hợp ARN từ vị trí đặc hiệu (là vị trí khởi đầu phiên mã). - Sau đó, ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc 3’-5’ trên gen để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung theo chiều 5’- 3’ (A tự do - T mạch gốc); (U tự do - A mạch gốc); (G tự do - X mạch gốc); (X tự do - G mạch gốc). Bước 3: Kết thúc - Khi enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. - Phân tử mARN vừa mới tổng hợp được giải phóng. - Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của ADN đóng xoắn lại ngay.  Kết quả: - Tạo ra các phâri tử mARN có chiều 5’-3’ - Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. mARN tổng hợp đến đầu thì riboxom bám vào để thực hiện dịch mã đến đó. (tạo ra nhiều phân tử mARN cùng lúc). - Ở tế bào nhân chuẩn, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hóa (intron), nối các đoạn mã hóa (exon) tạo ra mARN trưởng thành, đi ra tế bào chất để tổng hợp protein. Từng mARN riêng rẽ được tạo ra.  Ý nghĩa: Tạo nên phân tử ARN mang thông tin từ gen đến riboxom để tổng hợp protein, đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt chính xác để hình thành tính trạng mà thông tin gốc vẫn được đảm bảo lưu giữ
nguyên vẹn trong nhân tế bào. Chú ý: Phiên mã ngược: Ở 1 số virut có vật chất di truyền là ARN, có enzime có thể phiên mã ngược từ ARN thành ADN (ví dụ virut HIV). B. CÁC DẠNG BÀI TẬP. Dạng 1: CÁC BÀI TẬP LÍ THUYẾT VỀ ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ A. KHỞI ĐỘNG - NHẬN BIẾT Bài 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử? A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN Bài 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của? A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc. Bài 3: Loại axit nucleic tham gia vào thành phần cấu tạo nên riboxom là? A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. AND. Bài 4: Quá trình phiên ma ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong ? A. riboxom. B. tế bào chất, C. nhân tế bào. D. ti thể. Bài 5: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của? A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN. Bài 6. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN? A. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. Bài 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là ? A. codon. B. axit amin. C. anticodon. D. triplet. Bài 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch có chiều 5’ ® 3’. B. Tù cả hai mạch đơn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.