PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 150 bài tập môn Địa Lí - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG HN – Phần 14.doc

150 bài tập môn Địa Lí - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG HN – Phần 14 Câu 111: Kiểu khí hậu nào phó phổ biến ở miền Tây Trung Quốc A. Cận nhiệt Địa Trung Hải B. Cận nhiệt đới gió mùa C. Ôn đới lục địa D. Ôn đới gió mùa Câu 112: Khó khăn lớn nhất mà ASEAN cần phải vượt qua nhằm tăng cường sự hợp tác và gắn kết giữa các nước thành viên là A. trình độ phát triển kinh tế chênh lệch. B. tình trạng đói nghèo vẫn còn xảy ra C. sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. D. sự khác biệt về tôn giáo và chính trị. Câu 113: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ A. có Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang kéo dài B. nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật C. nằm trong khu vực nội chí tuyên bán cầu Bắc D. nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á Câu 114: Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh. B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển. C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng. D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 115: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào không phải đô thị loại 2? A. Thanh Hóa. B. Huế. C. Quy Nhơn. D. Đà Lạt. Câu 116: Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nưóc ta (Đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với sự thể hiện của bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác thấp hơn tổng số cây. B. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là thấp nhất. C. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây công nghiệp là cao nhất. D. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây lương thực cao hơn cây khác Câu 117: Thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay ngày càng đa dạng do A. chất lượng lao động ngày càng cao. B. chế biến ngày càng được phát triển. C. thị trường tiêu thụ được mở rộng. D. diện tích mặt nước nuôi trồng tăng. Câu 118: Đặc điểm nào sau đây không đúng về ngành du lịch của nước ta? A. Số lượng khách nội địa ít hơn khách quốc tế. B. Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX. C. Cơ C. Cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng phát triển.
D. Phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX đến nay. Câu 119: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là A. nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn. B. thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu. C. mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh. D. đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp. Câu 120: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do A. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức B. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng. C. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển D. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.
BẢNG ĐÁP ÁN 111. C 112. A 113. A 114. B 115. B 116. C 117. C 118. A 119. B 120. C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 111: Kiểu khí hậu nào phó phổ biến ở miền Tây Trung Quốc A. Cận nhiệt Địa Trung Hải B. Cận nhiệt đới gió mùa C. Ôn đới lục địa D. Ôn đới gió mùa Phương pháp giải: Kiến thức bài 10, trang 87 sgk Địa lí 11 Giải chi tiết: Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt với những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Chọn C Câu 112: Khó khăn lớn nhất mà ASEAN cần phải vượt qua nhằm tăng cường sự hợp tác và gắn kết giữa các nước thành viên là A. trình độ phát triển kinh tế chênh lệch. B. tình trạng đói nghèo vẫn còn xảy ra C. sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. D. sự khác biệt về tôn giáo và chính trị. Phương pháp giải: Phân tích. Giải chi tiết: Trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN có sự chênh lệch. Có những nước có trình độ phát triển cao như Xin-ga-po, Thái Lan,… và có những nước có trình độ phát triển thấp như Lào, Campuchia,.. -> Làm hạn chế việc hợp tác  và gắn kết giữa các nước thành viên. Chọn A. Câu 113: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ A. có Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang kéo dài B. nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật C. nằm trong khu vực nội chí tuyên bán cầu Bắc D. nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ có Biển Đông cung cấp nguồn ẩm lớn, lượng mưa dồi dào, cùng với đặc điểm lãnh thổ hẹp ngang tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập dễ dàng hơn. Chọn A. Câu 114: Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh. B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển. C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng. D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Phương pháp giải: Kiến thức bài 14, trang 59 sgk Địa 12 Giải chi tiết:
Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển. Chọn B. Câu 115: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào không phải đô thị loại 2? A. Thanh Hóa. B. Huế. C. Quy Nhơn. D. Đà Lạt. Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: Các đô thị loại 2 có: Thanh Hóa, Quy Nhơn và Đà Lạt Huế là đô thị loại 1 Chọn B. Câu 116: Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nưóc ta (Đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với sự thể hiện của bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác thấp hơn tổng số cây. B. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là thấp nhất. C. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây công nghiệp là cao nhất. D. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây lương thực cao hơn cây khác Phương pháp giải: Tính toán và nhận xét. Giải chi tiết: Tính tốc độ tăng trường. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2014. (Đơn vị : %) Nhận xét : Giai đoạn 1990 – 2014, tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp cao nhất, cây khác cao thứ 2, tổng số cao thứ 3 và thấp nhất là cây lương thực.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.