Nội dung text Đề 11 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 11 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quốc gia sau đây ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Thái Lan. Câu 2. Vào thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Anh – Mĩ. B. Mông – Nguyên. C. Pháp – Đức. D. Tống – Nguyên. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Sử dụng vũ trang khi bị đe dọa. B. Các nước lớn hỗ trợ nước nhỏ, yếu. C. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. D. Xóa đói giảm nghèo để phát triển. Câu 4. Năm 1997, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Việt Nam. B. Hà Lan. C. Mianma. D. Canađa. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Là trung tâm lãnh đạo khu vực và quốc tế. B. Tiến tới kết nạp thành viên toàn châu lục. C. Thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất vật chất. D. Thống nhất sử dụng chính sách đối ngoại chung. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phe Đồng minh đang tiến công quân phát xít ở nhiều châu lục. B. Các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc bắt đấu đứng lên đấu tranh. C. Chính quyền thực dân phát xít đã hoàn thành bàn giao chính quyền. D. Cao trào kháng Nhật cứu nước đã chuẩn bị trận địa cách mạng. Câu 7. Trong những năm 1951 – 1953, quân dân Việt Nam tiến công quân Pháp trong chiến dịch nào sau đây? A. Biên giới. B. Điện Biên Phủ. C. Tây Bắc. D. Việt Bắc. Câu 8. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Chi viện cho các nước Đông Âu. B. Phá kho thóc của Nhật Bản. C. Khởi nghĩa chống Mĩ-Diệm. D. Khôi phục các ngành kinh tế. Câu 9. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Việt Nam chủ trương A. Không thừa nhận chính quyền thực dân, phong kiến. B. Thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm. C. Xây dựng thể chế nhà nước dân chủ cộng hòa. D. phát triển nền nền kinh tế độc quyền nhà nước. Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kiến nghị chính phủ Pháp công nhận độc lập. B. Vận động sự giúp đỡ của nước ngoài. C. Thiết lập nhiều tổ chức quốc tế. D. Tham gia quốc tế cộng sản. Câu 11. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có mục tiêu nào sau đây? A. Giành tự do, hòa bình, ổn định cho dân tộc. B. Đẩy lùi âm mưu bành trướng của phát xít. C. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển. D. Hòa nhập sâu sắc với con đường tư bản. Câu 12. Năm 1944, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đưa nhân dân lên làm chủ nhà nước Dân chủ cộng hòa. C. Ra chỉ thị thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Sáng lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 13. Trong công cuộc cải cách đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Vượt qua Mĩ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 2010. C. Là cường quốc đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ. D. Trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thế giới. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc. B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C. Đưa nhân dân nên làm chủ đất nước và chính quyền. D. Giành độc lập, hòa bình tự do cho dân tộc. Câu 15. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta có biểu hiện nào sau đây? A. Hình thành hai khối nước đối lập ở châu Âu. B. Xu thế hòa bình là chủ đạo và chi phối các nước. C. Liên Xô và Mĩ tiến công quân sự khắp nơi. D. Các thiên tai, dịch bệnh liên tiếp bùng nổ. Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Bị các cường quốc khống chế, chi phối. B. Chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Quyền dân chủ của nhân dân hạn chế. D. Những vấn đề an ninh phi truyền thống. Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Liên hợp quốc quyết định duy trì hòa bình ở khu vực. B. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. C. Nhà nước phát xít thống trị các nước thuộc địa. D. Chiến tranh lạnh ra đời và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Câu 18. Một trong những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến năm 2024) là A. Trở thành trung tâm công nghệ lớn nhất khu vực. B. Đi đầu trong việc phát triển kinh tế xanh. C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. D. Hoàn thành mục tiêu cải cách bộ máy nhà nước. Câu 19. Trong thời kì 1945 – 1954, những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có tác dụng nào sau đây? A. Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân. B. Củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa. C. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng. D. Khôi phục độc lập, chủ quyền đất nước. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 – 1930? A. Góp phần đẩy lùi tư tưởng phi vô sản trong phong trào dân tộc. B. Mở đầu sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ trong nước. C. Loại bỏ ảnh hưởng của chế độ phong kiến trong xã hội. D. Thành lập các tổ chức các mạng có hệ tư tưởng đối lập. Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng về thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Sự phân bố quyền lực có nhiều thay đổi. B. Chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới về kinh tế. C. Các nước xã hội châu Á đã trở về chế độ tư bản. D. Hai hệ thống xã hội cùng tồn tại hòa bình, ổn định. Câu 22. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1979 có điểm tương đồng xuyên suốt nào sau đây? A. Có tính chất dân tộc, chính nghĩa và nhân dân sâu sắc. B. Có tính chất dân tộc, dân chủ, nhân dân sâu sắc. C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa. D. Là những cuộc phản công mang tính chất dân tộc, chính nghĩa. Câu 23. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây? A. Phát triển tiềm lực vật chất, kinh tế, xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. B. Ngăn ngừa, làm thất bại các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. C. Xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, tiến tới thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. D. Triệt tiêu chế độ tư hữu, giải quyết thành công mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về tư tưởng Hồ Chí Minh? A. Là một hệ thống quan điểm mở, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. B. Là một hệ thống quan điểm mở, hòa chung nền văn hóa của dân tộc vào văn hóa nhân loại. C. Là một hệ thống quan điểm đóng, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. D. Là một hệ thống quan điểm đóng, hòa chung nền văn hóa của dân tộc vào văn hóa nhân loại. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến kéo dài, với những giai đoạn căng thẳng leo thang và những giai đoạn hòa hoãn khá yên tĩnh, với một số cột mốc đáng nhớ như Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc Khủng hoảng Berlin (1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Cuộc chiến Afghanistan (1979-1989)…”. ( https://nghiencuuquocte.org/2015/01/18/chien-tranh-lanh/ ) a) Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong phần lớn thế kỉ XX. b) Trong thời kì Chiến tranh lạnh, tình trạng căng thẳng và hòa hoãn đan xen với nhau. c) Các cuộc chiến tranh cục bộ đều phản ánh sự đối đầu Đông – Tây và góp phần chấm dứt nhanh chóng Chiến tranh lạnh. d) Do xây dựng các mô hình xã hội không phù hợp nên Mĩ và Liên Xô bị suy yếu và đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, t. 2, tr. 289). a) Theo Hồ Chí minh, Đảng cách mạng là lực lượng lãnh đạo dân tộc. b) Đảng làm nhiệm vụ vận động nhân dân Việt Nam và thế giới cùng chống ngoại xâm. c) Muốn có Đảng vững mạnh, cần xây dựng sự đa dạng về tư tưởng và có tổ chức thống nhất. d) Đóng góp lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh với cách mạng là tìm đường cứu nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh chân lý: Trong thời đại ngày nay một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một đảng mác-xít chân chính lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ thì nhất định đánh bại được các cuộc chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù, dù kẻ thù đó lớn mạnh hơn gấp nhiều lần”. ( https://tapchicongsan.org.vn/ky-niem-60-nam-chien-thang-ien-bien-phu/-/2018/27102/chien- thang-dien-bien-phu---y-nghia-va-gia-tri-lich-su.aspx ). a) Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Đường lối kháng chiến đúng đắn là nguyên nhân quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam. c) Phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc cùng với sự ủng hộ của quốc tế đã giúp Việt Nam đánh bại các thế lực ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XX. d) Một trong những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX được vận dụng thành công vào cuộc kháng chiến chống Pháp thế kỉ XX là thực hiện chiến lược đánh lâu dài. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết.” (Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr. 79). a) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam thay đổi theo từng giai đoạn. b) Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam không phụ thuộc vào một quốc gia nào. c) Một trong những điểm xuyên suốt của đường lối đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 là vì quyền lợi dân tộc nên không thể nhân nhượng. d) Đối ngoại là một kênh để tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn.
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quốc gia sau đây ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Thái Lan. Câu 2. Vào thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Anh – Mĩ. B. Mông – Nguyên. C. Pháp – Đức. D. Tống – Nguyên. Câu 3. Liên Hợp Quốc đề ra nguyên tắc hoạt động nào sau đây? A. Sử dụng vũ trang khi bị đe dọa. B. Các nước lớn hỗ trợ nước nhỏ, yếu. C. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. D. Xóa đói giảm nghèo để phát triển. Câu 4. Năm 1997, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN? A. Việt Nam. B. Hà Lan. C. Mianma. D. Canađa. Câu 5. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Là trung tâm lãnh đạo khu vực và quốc tế. B. Tiến tới kết nạp thành viên toàn châu lục. C. Thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất vật chất. D. Thống nhất sử dụng chính sách đối ngoại chung. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Phe Đồng minh đang tiến công quân phát xít ở nhiều châu lục. B. Các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc bắt đấu đứng lên đấu tranh. C. Chính quyền thực dân phát xít đã hoàn thành bàn giao chính quyền. D. Cao trào kháng Nhật cứu nước đã chuẩn bị trận địa cách mạng. Câu 7. Trong những năm 1951 – 1953, quân dân Việt Nam tiến công quân Pháp trong chiến dịch nào sau đây? A. Biên giới. B. Điện Biên Phủ. C. Tây Bắc. D. Việt Bắc. Câu 8. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Chi viện cho các nước Đông Âu. B. Phá kho thóc của Nhật Bản. C. Khởi nghĩa chống Mĩ-Diệm. D. Khôi phục các ngành kinh tế. Câu 9. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Việt Nam chủ trương A. Không thừa nhận chính quyền thực dân, phong kiến. B. Thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm. C. Xây dựng thể chế nhà nước dân chủ cộng hòa. D. phát triển nền nền kinh tế độc quyền nhà nước. Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kiến nghị chính phủ Pháp công nhận độc lập. B. Vận động sự giúp đỡ của nước ngoài. C. Thiết lập nhiều tổ chức quốc tế. D. Tham gia quốc tế cộng sản. Câu 11. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có mục tiêu nào sau đây? A. Giành tự do, hòa bình, ổn định cho dân tộc. B. Đẩy lùi âm mưu bành trướng của phát xít. C. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển. D. Hòa nhập sâu sắc với con đường tư bản. Câu 12. Năm 1944, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đưa nhân dân lên làm chủ nhà nước Dân chủ cộng hòa. C. Ra chỉ thị thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Sáng lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 13. Trong công cuộc cải cách đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Vượt qua Mĩ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 2010. C. Là cường quốc đầu tiên trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ. D. Trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất thế giới. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc. B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.