Nội dung text 46. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học THPT Hóa Châu - Huế - có đáp án.docx
1/4 SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HÓA CHÂU ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ( Đề thi có 7 trang) Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh:……………………………………………. Lưu ý: Phần bôi đỏ là sau khi chỉnh sửa. Phần bôi xanh là chưa hợp lí, quý thầy cô cần lưu ý khi sử dụng giải cho các em học sinh. PHẦN I. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Giới đực của loài nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY? A. Trâu. B. Gà. C. Bồ câu. D. Vịt. Câu 2. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai chromatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 3. Trong điều kiện có ánh sáng, khi ngâm lá rong đuôi chồn trong bình thủy tinh chứa nước, người ta thấy có hiện tượng bọt khí vì A. Lá tạo ra oxygen (O 2 ) qua quá trình quang hợp. B. Khí nitrogen (N 2 ) trong khoang chứa khí của lá bay ra. C. Lá tạo ra khí carbon dioxide (CO 2 ) trong quang hợp. D. Lá tạo ra oxygen (O 2 ) qua quá trình hô hấp. Câu 4. Sự hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động diễn ra theo nguyên lí A. nhập bào B. chủ động C. thẩm thấu. D. khuếch tán Câu 5. Darwin có nhận xét sau: "Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn. Mỗi sinh vật có xu hướng sinh ra nhiều con hơn so với số lượng cần thay thế cho thế hệ trước." Theo quan điểm của Darwin, giải thích nào đúng cho nhận xét trên? A. Đột biến luôn diễn ra, mà cá thể là đối tượng của đột biến, việc sinh ra một lượng lớn cá thể, làm tăng sự đa dạng của quần thể lên tối đa, sự đa dạng giảm dần cho đến lúc sinh sản. B. Cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn. C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn xảy ra và làm giảm số lượng quần thể, do đó để bảo tồn số lượng cá thể trong loài, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thế lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản. D. Biến dị cá thể luôn có xu hướng xảy ra trong quá trình sinh sống của cá thể, do đó khi số lượng cá thể càng nhiều, càng nhiều biến dị cá thể có thể xảy ra, loại trừ trường hợp những biến dị xấu xảy ra làm tử vong, số còn lại có khả năng duy trì nòi giống cho loài. Câu 6. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước: (1) Phát sinh đột biến
2/4 (2) Chọn lọc các đột biến có lợi (3) Hình thành loài mới (4) Phát tán đột biến qua giao phối (5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc Trật tự đúng là: A. (1),(5),(4),(2),(3) B. (1),(5),(2),(4),(3) C. (1),(4),(2),(5),(3) D. (1),(2),(4),(5),(3). Câu 7. Một quần thể có thành phần kiểu gene biến đổi qua các thế hệ ở Bảng 1 như sau: Thế hệ AA Aa aa P 0,35 0,5 0,15 F1 0,475 0,25 0,275 F2 0,5375 0,125 0,3375 F3 0,56875 0,0625 0,36875 Bảng 1 Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Dòng gene C. Phiêu bạt di truyền D. Chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp Câu 8. Kết quả của tiến hóa nhỏ dẫn tới hình thành… A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái. C. loài mới. D. chi mới Câu 9. Cho phả hệ như hình 1. Theo phả hệ, bệnh gây ra có thể là bệnh gì trong các bệnh sau đây? Hình 1 A. Bệnh mù màu B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh phenylceton niệu D. Bệnh động kinh Câu 10. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbEe. B. AaBbDdEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe. Câu 11. Hình 2 thể hiện mối quan hệ nào? Không đủ dữ liệu cho học sinh làm, đây là loài gì phải chú thích rõ.