PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Phần 3 - Ba định luật newton về chuyển động.pdf

Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 1 Giáo án Vật lí 10 Cánh Diều Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: PHẦN 3. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra được biểu thức a = F/m hoặc F = ma (định luật 2 Newton). – Từ kết quả đã có (lấy từ thí nghiệm hay sử dụng số liệu cho trước), hoặc lập luận dựa vào a = F/m, nêu được khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. – Phát biểu định luật 1 Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể. – Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI. – Nêu được: trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật; trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật; trọng lượng của vật được tính bằng tích khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do. – Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau. – Mô tả được một cách định tính chuyển động rơi trong trường trọng lực đều khi có sức cản của không khí. – Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu ứng dụng sự tăng hay giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật. – Phát biểu được định luật 3 Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể; vận dụng được định luật 3 Newton trong một số trường hợp đơn giản. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Tự lực, luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm. - Xác định nhiệm vụ và hoại động của bản thân. - Phân tích được các công việc cẩn thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; - Sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm thông qua việc phân chia nhiệm vụ thực hành thí nghiệm về định luật II Newton. b. Năng lực đặc thù môn học - Phát biểu được định luật I Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể. - Phát biểu được định luật II Newton. - Mô tả được bằng ví dụ thực tế về lực bằng nhau, không bằng nhau. - Phát biểu được định luật III Newton, minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể. - Vận dụng được định luật III Newton trong một số trường hợp đơn giản. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 2 Giáo án Vật lí 10 Cánh Diều - Hình ảnh vật chuyển động với ít hoặc không có ma sát - Hình vẽ (video clip) về người đẩy xe chở hàng. - Các hình ảnh, video về ứng dụng của quán tính - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Khi ta tác dụng lực lên xe thì xe chuyển động, ngừng tác dụng lực thì xe chuyển động chậm dần và dừng lại. Nhiều hiện tượng tương tự khiến ta nhận định phải có lực để duy trì chuyển động của vật. Nhận định này có đúng không? Lấy một số ví dụ phản bác nhận định này? Câu 2: Nguyên nhân nào làm vật dừng lại khi ngừng tác dụng lực vào vật? Câu 3: Vật đang chuyển động, nếu ngừng lực tác dụng lên vật thì cần điều kiện gì để vật có thể duy trì tốc độ đang có? Câu 4: Nếu có lực ma sát tác dụng lên vật thì cần có điều kiện gì để vật có thể duy trì tốc độ đang có?
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 3 Giáo án Vật lí 10 Cánh Diều PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Hãy giải thích vì sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên ô tô bị nghiêng về phía trước. Câu 3: Tại sao muốn rau sạch nước ta thường hay bỏ rau vào rỗ và vẫy thật mạnh. Câu 3: Thế nào là quán tính? Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc đeo dây an toàn khi ngồi trên ô tô. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Vận dụng mối liên hệ ở phương trình a = F m để giải thích các hiện tượng sau: Câu a: Xe đua thường có khối lượng nhỏ Câu b: Người chơi quần vượt muốn bóng chuyển động thật nhanh để ghi điểm thì đánh mạnh. Câu c: Hãy giải thích lí do tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ hơn của xe con. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Phân tích chiều của hợp lực tác dụng lên vật trong các trường hợp trên. Câu 2: Phân tích hướng của gia tốc trong các trường hợp trên. Câu 3: Nhận xét về hướng của gia tốc và hướng của hợp lực trong các trường hợp đã nêu.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 4 Giáo án Vật lí 10 Cánh Diều - Trò chơi powepoint: Triệu phú kiến thức Các câu hỏi trong trò chơi: Câu 1: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng? A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Quan sát hình ảnh minh họa tương ứng với 3 ví dụ bên dưới và trả lời các câu hỏi tương ứng: Hình 1: Hai thanh nam châm đặt gần nhau. Phân tích lực tương tác của 2 thanh nam châm này. Hình 2: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn. Phân tích lực bàn tác dụng lên sách và sách tác dụng lên bàn. Hình 3: Hai người đứng trên giày trượt đang đẩy nhau. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Người B có tác dụng lực lên người A không? Câu 2: Nêu nhận xét về các lực xuất hiện trong ví dụ Câu 3: Các lực đó có xuất hiện riêng lẻ không? Chúng xuất hiện như thế nào?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.