PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề số 01 .docx

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Môn: VẬT LÍ ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng? A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng. Câu 2: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? A. Lực tương tác phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn? A. Dao động quanh vị trí cân bằng B. Lực tương tác phân tử mạnh. C. Có hình dạng và thể tích xác định D. Các tính chất A, B, C Câu 5: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? A. Chiếc cốc thuỷ tinh. B. Hạt muối ăn. C. Viên kim cương. D. Miếng thạch anh. Câu 6: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc? A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau. B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy. C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc. D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định. Mã đề thi 01
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc? A. Ngọn nến vừa tắt B. Ngọn nến đang cháy C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh D. Ngọn đèn dầu đang cháy Câu 9: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do: A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống. B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống. C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt. D. các phương án đưa ra đều sai. Câu 10: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thể tích của chất lỏng. B. Gió. C. Nhiệt độ. D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng Câu 11: Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu nào sau đây là đúng? A. Nước trong bình A cạn chậm nhất. B. Nước trong bình B cạn chậm nhất. C. Nước trong bình C cạn chậm nhất. D. Nước trong ba bình cạn như nhau. Câu 12: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng A. tăng dần lên B. giảm dần đi C. khi tăng khi giảm D. không thay đổi Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa. B. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính C. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm. D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa. Câu 14: Mây được tạo thành từ A. nước bay hơi B. khói C. nước đông đặc D. hơi nước ngưng tụ Câu 15: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó? A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra. B. Nước từ trong bình ga thấm ra. C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó. D. Cả B và C đều đúng. Câu 16: Một vật có khối lượng riêng D. Nếu khối lượng của vật là m thì thể tích của vật là A. m. B. D. C. Dm. D. √Dm. D m
Câu 17: Gọi N A là hằng số Avogadro. Một chất rắn có khối lượng mol M và khối lượng riêng D thì thể tích không gian trung bình của mỗi phân tử chiếm trong chất rắn đó là A. D . B. DNA. C. M . D. DM. MNA M DNA NA Câu 18: Một chất lỏng có khối lượng mol M, thể tích mol V m , khối lượng riêng D, khối lượng của một phân tử m 0 . Với hằng số Avogadro N A thì mối liên hệ nào sau đây không đúng? A. m 0 = DV m . B. M = DV m . C. M = m 0 N A . D. m 0 = D Vm. NA PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về a) Kích thước của các nguyên tử. b) Khối lượng riêng. c) Trật tự của các nguyên tử. d) Hình dạng nguyên tử Câu 2: Hãy giải thích tại sao vật ở thể rắn có thể tích và có hình dạng xác định a) Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử dính chặt thành một khối. b) Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh c) Các nguyên tử, phân tử chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định. d) Các nguyên tử, phân tử chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Câu 3: Đồ thị hình bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi một chất lỏng nào đó đông đặc. a) Chất lỏng đông đặc ở 80 o C b) Quá trình giảm nhiệt độ diễn ra trong 4 phút. c) Trung bình mất 0,5 phút để nhiệt chất lỏng hạ xuống 1 độ. d) Sau thời gian 9 phút thì nhiệt độ là 40℃ Câu 4: Nước ở thể lỏng có khối lượng mol là 18 g/mol và khối lượng riêng là 1 g/cm 3 . a) Khối lượng của 1,5 lít nước ở thể lỏng là 1,5 kg. b) Thể tích của 5 mol nước ở thể lỏng là 3,6 cm 3 . c) Số phân tử có trong 270 g nước ở thể lỏng là 4,01.10 22 . d) Giả sử nước ở thể lỏng có các phân tử nước cách đều nhau, mỗi phân tử nằm ở tâm của một khối lập phương nhỏ, các khối lập phương nhỏ liền kề chạm nhau nhưng không chồng lấn lên nhau thì độ dài của cạnh của các khối lập phương nhỏ đó là 3,1.10 −10 m. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho bảng theo dõi nhiệt độ nóng chảy của chất rắn như sau. Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 Nhiệt độ ( o C) 20 40 60 80 80 85 Sau thời gian bao nhiêu phút thì chất rắn bắt đầu nóng chảy? ĐA: 6 Câu 2: Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) của một số chất. Chất Đồng Vàng Bạc Nước Thủy ngân Rượu Nhiệt độ nóng chảy ( o C) 1083 1063 960 0 −39 −114 Ở nhiệt độ 25°C, có bao nhiêu chất ở thể rắn? ĐA: 6 Câu 3: Khối lượng mol của muối ăn là 58,5 g/mol. Mỗi phân tử muối ăn (NaCl) có khối lượng là X.10 −23 g. Giá trị của X bằng bao nhiêu (làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)?
ĐA: 9,7 Câu 4: Biết nước có khối lượng mol 18 g/mol và khối lượng riêng 1 g/cm 3 . Một giọt sương hình cầu đường kính 5 mm có chứa N phân tử nước. Giá trị của N/10 21 bằng bao nhiêu (làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)? ĐA: 2.2 Câu 5: Biết canxi có khối lượng mol 40 g/mol và khối lượng riêng 1,55 g/cm 3 . Giả thiết trong tinh thể canxi chứa các nguyên tử là những quả cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi theo giả thiết này bằng bao nhiêu pm (làm tròn đến hàng đơn vị)? ĐA: 196 Câu 6: Nước thể lỏng có khối lượng mol là 18 g/mol và khối lượng riêng là 1 g/cm 3 . Coi một phân tử nước dạng hình cầu có đường kính là 3.10 −10 m và khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 149,6 triệu km. Nếu lấy các phân tử trong 0,1ml nước thể lỏng xếp một hàng sát nhau thì tạo ra một đoạn thẳng dài gấp khoảng bao nhiêu lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời (làm tròn đến phần nguyên)? ĐA: 7

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.