Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - GV.docx
A. Thảm thực vật chủ yếu là rêu và cây thân tháo. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm và không có mùa đông. C. Có nhiều loài thú như nai, chó sói và các loài chim di cư. D. Lượng mưa thấp, nhiệt độ thấp (âm) vào mùa đông. Câu 12. Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là A. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên. B. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới,đồng rêu hàn đới, rừng Taiga. C. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới. D. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới. Hướng dẫn giải Đáp án C Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là: Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới Câu 13. Cho các khu sinh học (biom) sau: (1) Hoang mạc. (2) Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp. (3) Các hồ nước nông. (4) Các rạn san hô. Khu sinh học nào nghèo nhất: A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Hướng dẫn giải Đáp án A - Hoang mạc và vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp là những nơi không có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật nên độ đa dạng ở đây rất ít. Một nơi thì quá nóng (hoang mạc) còn nơi kia thì quá lạnh (vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp). - Ở hoang mạc điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, đất đai cằn cỗi nên ít có sinh vật sinh sống. - Ở vùng nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp, ánh sáng yếu do đó thực vật ở đây ít có khả năng thích nghi. Vì thế động vật ít → hệ sinh thái nghèo nàn. Câu 17. Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của sự phát triển bền vững là các hoạt động A.(2) và (3). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4) Câu 19. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc. B. Thảo nguyên. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Sa van. Câu 20. Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu (Tundra).(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga).(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là A. (2) → (3) → (4) → (1). B. (2) → (3) → (1) → (4). C. (1) → (3) → (2) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4). Câu 21. Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió. B. Địa nhiệt và khoáng sản. C. Đất, nước và sinh vật. D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều. Câu 22. Hình vẽ mô tả các khu sinh học trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tất cả 9 khu sinh học trên cạn được mô tả. II. Quần xã rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn hoang mạc và sa mạc. III. Độ đa dạng sinh học giảm dần: rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rộng ôn đới → rừng lá kim phương bắc → đồng rêu. IV. Lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng lá kim phương bắc có nhiều loài hơn so với lưới thức ăn rừng rụng lá ôn đới. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Đáp án B I sai Có tất cả 8 khu sinh học trên cạn được mô tả. II,III đúng IV sai ít loài hơn Câu 23. Hình vẽ mô tả các khu sinh học trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có tất cả 5 khu sinh học được mô tả. II. Đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp thì lưới thức ăn các loài ở các hệ sinh thái có sự đơn giản dần. III. Lưới thức ăn ở rừng là rộng ôn đới phức tạp hơn rừng mưa nhiệt đới. IV. Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt, là nơi sinh sống của đa dạng sinh vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Đáp án B I sai 6 khu sinh học II đúng
III sai đơn giản hơn IV đúng Câu 24. Những biện pháp nào sau đây giúp giảm thiểu sự tác động có hại lên sinh quyền và khu sinh học? I. Giảm tiêu thụ nguyên liệu như nước, gỗ, kim loại và tăng cường tiết kiệm, tái chế nguyên liệu. II. Sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và giảm phát thải khí nhà kính. III. Tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người mà không cần quan tâm đến tác động môi trường. IV. Thành lập các khu dự trữ sinh quyển, trồng rừng và bảo vệ đa dạng sinh vật. A. I, II và IV đúng. B. I, III và IV đúng. C. II và III đúng. D. II và IV đúng. Câu 25. Hình vẽ mô tả cấu trúc cắt dọc khu sinh học nước mặn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Vùng biển khơi chiếm khoảng 70% bề mặt Trái Đất. II. Tầng mặt có hệ thực vật ít đa dạng hơn so với tầng đáy đại dương. III. Đại dương còn là cỗ máy khổng lồ điều hòa khí hậu cho toàn hành tinh. IV. Sinh vật sản xuất gồm tảo và vi khuẩn quang hợp, phân bố chủ yếu ở tầng giữa và đáy đại dương. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Đáp án B I,III đúng Câu 26. Sự tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau giữa sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái được gọi là A. chu trình sinh - địa – hoá. B. chuyển hóa chất sống trong sinh vật. C. chuyển hóa năng lượng trong sinh vật. D. chu trình vận chuyển các chất trong thế giới sống. Câu 28. Trong chu trình sinh - địa - hóa có hiện tượng nào sau đây? A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật. B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật. C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật. D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật. Hướng dẫn giải Đáp án A Trong chu trình sinh địa hóa, có sự trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật. Câu 29. Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn: 1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường. 2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng. 3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng. Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là? A. 2 – 1 – 3. B. 3 – 2 – 1. C. 3 – 1 – 2. D. 1 – 2 – 3. Hướng dẫn giải Đáp án B