Nội dung text Chương 4 - Chủ đề 1 - Cấu trúc hạt nhân - HS.pdf
1 CHƢƠNG IV- VẬT LÍ HẠT NHÂN CHỦ ĐỀ 1: CẤU TRÚC HẠT NHÂN • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): - Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ hạt α. - Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. - Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ........................................................................... Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ........................................................ (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai: 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn : III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP........................................................................... (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
2 I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thí nghiệm tán xạ hạt alpha - Thí nghiệm tán xạ alpha: Chùm hạt alpha được phát ra từ nguồn R bắn vào lá vàng D rất mỏng (được đặt trong hộp chân không G). Dùng kính hiển vi m để quan sát các đốm sáng phát ra khi các hạt này đập vào kính S (có phủ lớp huỳnh quang). Thí nghiệm tán xạ alpha Minh họa kết quả thí nghiệm Kết quả: Hiện tượng lệch hướng chuyển động của hạt alpha khi đến gần hạt nhân vàng gọi là hiện tượng tán xạ. - Một số mô hình nguyên tử:
3 Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford Mô hình đám mây electron 2. Cấu trúc hạt nhân - Cấu trúc hạt nhân: Hạt nhân được tạo thành bới hai loại hạt là proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon. Hạt Điện tích Khối lƣợng Proton (p) + e ≈ 1,6.10-19 C 1,67262.10-27 kg Neutron (n) 0 1,67493.10-27 kg
4 Ví dụ: Hạt nhân Si có cấu tạo gồm 14 proton và 14 neutron. - Kí hiệu hạt nhân: A Z X Z là số proton trong hạt nhân hay số điện tích của hạt nhân. A là số khối hay tổng số nucleon trong hạt nhân. (A – Z) là số neutron trong hạt nhân. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Ví dụ: Hạt nhân 12 6C có A = 12 (12 hạt nucleon); Z = 6 (6 hạt proton); A – Z = 6 (6 hạt neutron). - Khối lƣợng của hạt nhân: - Đơn vị khối lượng nguyên tử: amu (1 amu có giá trị bằng 1 12 khối lượng nguyên tử của đồng vị 12 6C ) 1 amu 1,66054.10-27 kg. - Khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân và electron có trong nguyên tử và tập trung gần như toàn bộ ở hạt nhân. Khối lƣợng của các nucleon và một số hạt nhân tính theo amu Pronton Neutron Helium ( 4 2 He ) Uranium ( 235 92H ) 1,00728 1,00866 4,00151 234,99332 - Kích thƣớc của hạt nhân: R = 1,2.10-15 . 1 3 A (m) Ví dụ: Kích thước của một số hạt nhân Tên nguyên tố Số khối Bán kính nguyên tử (10-10m) Bán kính hạt nhân (10-15 m) Hydrogen 1 1,2 0,9