Nội dung text Giáo án Toán 9 CTST - Chương 5 bài 1. Đường tròn.docx
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG 5. ĐƯỜNG TRÒN BÀI 1. ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính, dây của đường tròn. - Nhận biết được tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn. - So sánh được độ dài của đường kính và dây. - Mô tả được ba vị trí tương đối của hai đường tròn (hai đường tròn không giao nhau, hai đường tròn cắt nhau, hai đường tròn tiếp xúc nhau). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được khái niệm đường tròn, điểm thuộc đường tròn, tâm và trục đối xứng của đường tròn. - Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với đường tròn.
- Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng khái niệm đường tròn, điểm thuộc đường tròn, tâm và trục đối xứng của đường tròn để giải quyết các bài toán về chứng minh các điểm thuộc một đường tròn. - Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học. - Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng thước kẻ, phần mềm vẽ hình. 3. Phẩm chất - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay). c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân. d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu Slide dẫn dắt và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán về câu hỏi mở đầu (chưa cần HS giải): Hãy chỉ ra các bộ phần có dạng đường tròn của chiếc xe đạp trong hình dưới đây. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh về đường tròn trong thực tế. Gợi ý đáp án: Đồng hồ, miệng cái bát, miệng cái cốc, vành nón, ... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một đường tròn. Vậy đường tròn có những tính chất gì ? Làm thế nào để xác định một đường tròn? Chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi trên sau bài học ngày hôm nay”. ĐƯỜNG TRÒN. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khái niệm đường tròn a) Mục tiêu: - Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính của đường tròn. - Xác định được vị trí tương đối của điểm và đường tròn. b) Nội dung:
- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP1 và các Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS xác định được tâm, bán kính, đường kính của đường tròn, xác định được ví trí tương đối của điểm với đường tròn. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai cho HS thực hiện yêu cầu của HĐKP1. + GV mời một số HS nêu ý kiến trả lời. + GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng. - Từ kết quả của HĐ trên, GV giới thiệu khái niệm đường tròn. - GV cho HS thực hiện cá nhân Ví dụ 1. Khái niệm đường tròn HĐKP1 Các khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường cong đến điểm không đổi vì bằng khoảng cách giữa hai đầu compa. Khái niệm: Đường tròn tâm bán kính () là hình gồm tất cả các điểm cách điểm một khoảng bằng , kí hiệu . Chú ý: Khi không cần chú ý đến bán kính, đường tròn còn được kí hiệu là . Ví dụ 1: (SGK-tr.76) Hướng dẫn giải (SGK-tr.76)