Nội dung text BÀI 17. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT NHÓM VIIA.docx
TÀI LIỆU ĐỦ LOẠI-MÔN-LỚP WORD=>ZALO_0946 513 000 2 Hình. Một số khoáng chất chứa ion halide 3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. Đặc điểm cấu tạo phân tử halogen - Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron: phân lớp s có 2 electron, phân lớp p có 5 electron. - Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử. Với X là kí hiệu các nguyên tố halogen. Công thức cấu tạo của phân tử halogen: X – X. - Dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất. Do vậy, số oxi hoá đặc trưng của các halogen trong hợp chất là -1. - Tuy nhiên, khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, các halogen có thể có các số oxi hoá dương: +1, +3, +5, +7 (trừ fluorine có độ âm điện lớn nhất, nên fluorine luôn có số oxi hoá bằng -1 trong mọi hợp chất). Hình. Cấu hình ion halide
TÀI LIỆU ĐỦ LOẠI-MÔN-LỚP WORD=>ZALO_0946 513 000 4 Hình. Tính chất các nguyên tố nhóm halogen Từ fluorine đến iodine: − Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20 o C thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn. − Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine. − Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng. . KẾT LUẬN 5. Tính chất hóa học của halogen - Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 5 , nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng. - Sơ đồ tổng quát: X + 1e X − - Tính chất hoá học đặc trưng của halogen là tính oxi hoá mạnh, tính oxi hoá giảm dẩn từ fluorine đến iodine. 5.1. Tác dụng với kim loại Fluorine tác dụng được với tất cả kim loại. Ví dụ: 2Ag + F 2 2AgF Chlorine tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt). Ví dụ: 2Fe + 3Cl 2 2FeCl 3 Bromine phản ứng với nhiều kim loại, nhưng khả năng phản ứng yếu hơn so với fluorine và chlorine. Ví dụ: 2Na + Br 2 2NaBr Iodine phản ứng với kim loại yếu hơn so với bromine, chlorine và fluorine. Ví dụ: trong phản ứng với aluminium, bromine phản ứng mạnh ở điều kiện thường, iodine cần nước làm xúc tác để phản ứng xảy ra: 2Al + 3I 2 2AlI 3