Nội dung text 3. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI.docx
1 CHỦ ĐỀ 07: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (Cập nhật ngày 13/7/2024) BÀI TẬP NĂNG LỰC & CẤP ĐỘ TƯ DUY 1. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Một lượng khí có áp suất 750 mmHg,nhiệt độ 27 0 C và thể tích 76 cm 3 . Thể tích khí ở điều kiện chuẩn nghĩa là nhiệt độ 0 0 C và áp suất 760 mmHg có giá trị là A. 22,4 cm 3 . B. 32,7 cm 3 . C. 68,25 cm 3 . D. 78 cm 3 . Câu 2. Một lựợng hơi nước có nhiệt độ t 1 = 100 0 C và áp suất p 1 = 1atm đựng trong bình kín. Làm nóng bình và hơi đến nhiệt độ t 2 = 150 0 C thì áp suất của hơi nước trong bình là A. 1,50 atm. B. 1,13 atm. C. 1,25 atm. D. 1,37 atm. Câu 3. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60 0 C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần? A. 2,78. B. 2,24. C. 2,85. D. 3,2. Câu 4. Một lượng khí có thể tích 200 cm 3 ở nhiệt độ 16 0 C và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là A. V 0 = 18,4 cm 3 . B. V 0 = 1,84 m 3 . C. V 0 = 184 cm 3 . D. V 0 = 1,02 m 3 . Câu 5. Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 47 0 C đến 367 0 C, còn thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,3 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là A. 1,5.10 6 Pa. B. 1,2.10 6 Pa. C. 1,8.10 6 Pa. D. 2,4.10 6 Pa. Câu 6. Trong một động cơ điêzen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 627 0 C được nén để thể tích giảm bằng 1 3 thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng A. 360 0 C. B. 87 0 C. C. 267 0 C. D. 251 0 C. Câu 7. Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 16 0 C và áp suất 100 atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn?. Tại sao kết quả tìm được chỉ là gần đúng? A.1889 lít vì áp suất quá lớn. B. 1889 lít vì áp suất nhỏ. C. 34125 lít vì áp suất quá lớn. D. 34125 lít vì áp suất nhỏ. Câu 8. Một bóng thám được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10 m bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ 200K. Biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K, bán kính của bóng khi bơm bằng A.2,12 m. B. 2,71 m. C. 3,56 m. D. 1,78 m. Câu 9. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0 0 C và áp suất 1,01.10 5 Pa là 1,29 (kg/m 3 ).Khối lượng riêng của không khí ở 100 0 C và áp suất 2.10 5 Pa bằng A.1,87 kg/m 3 . B. 1,85 (kg/m 3 ). C. 3,49 kg/m 3 . D. 6,97 kg/m 3 . Câu 10. Trong một động cơ điêzen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32 0 C được nén để thể tích giảm bằng 1 16 thể tích ban đầu và áp suất tăng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén có giá trị là A. 97 0 C. B. 652 0 C. C. 1552 0 C. D. 132 0 C.
2 Câu 11. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60 0 C. Sau khi nén áp suất khí đã tăng lên A. 2,78 lần. B. 2,25 lần. C. 2,85 lần. D. 5,56lần. Câu 12. Một bình bằng thép dung tích 30l chứa khí Hiđrô ở áp suất 6MPa và nhiệt độ 37 0 C. Dùng bình này bơm được bao nhiêt quả bóng bay dung tích mỗi quả 1,5l, áp suất và nhiệt độ khí trong mỗi quả bóng là 1,05.10 5 Pa và 12 0 C. A. 525 quả. B. 1050 quả. C. 515 quả. D. 1030 quả. Câu 13. Ở điều kiện tiêu chuẩn: 1 mol khí ở 0 0 C có áp suất 1atm và thể tích là 22,4 lít. Hỏi một bình có dung tích 5 lít chứa 0,5 mol khí ở nhiệt độ 0 0 C có áp suất là bao nhiêu? A. 1,12 atm. B. 2,04 atm. C. 2,24 atm. D. 2,56 atm. 2.Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 14. Một lượng khí xác định có thể tích V = 100 cm 3 , nhiệt độ 27 0 C và áp suất 10 5 Pa. Hằng số khí: R = 8,31 J/mol.K. Phát biểu Đún g Sai a. Nếu kết quả được làm tròn đến chữ số thứ ba sau dấu phẩy thập phân thì số mol của khối khí bằng 0,004 mol. b. Giữ nhiệt độ không đổi, tăng áp suất tới 1,25.10 5 Pa thì thể tích khí khi đó bằng 80 cm 3 c. Từ trạng thái ban đầu, nén khí để thể tích giảm đi 20 cm 3 , nhiệt độ khí tăng lên đến 39 0 thì áp suất khí lúc này bằng 5,2.10 5 Pa d. Nếu thể tích giảm bằng 1 3 thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu thì nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng 120 0 C Câu 15. Một lốp ôtô được bơm căng không khí ở 27 0 C. Áp suất ban đầu của khí ở áp suất khí quyển bình thường là 1,013.10 5 Pa. Trong quá trình bơm, không khí vào trong lốp bị nén lại và giảm 80% thể tích ban đầu (khi không khí còn ở bên ngoài lốp), nhiệt độ khí trong lốp tăng lên đến 40,0 0 C. Phát biểu Đún g Sai a.Tỉ số thể tích khí sau khi đưa vào trong lốp và thể tích khí khi ở ngoài lốp là 0,2 b. Áp suất khí trong lốp là 2,11.10 3 Pa c. Sau khi ôtô chạy ở tốc độ cao, nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên đến 75,0 0 C và thể tích khí bên trong lốp tăng bằng 102% thể tích lốp ở 40,0 0 C. Áp suất mới của khí trong lốp là 5,76.10 5 Pa d. Biết phần lốp xe tiếp xúc với mặt đường có dạng hình chữ nhật, diện tích 205 cm 2 . Áp lực lốp xe lên mặt đường cỡ 1000 N
3 Câu 16. Một lọ giác hơi (được cơ sở điều trị bằng phương pháp cổ truyền sử dụng) do chênh lệch áp suất trong và ngoài lọ nên dính vào bề mặt da lưng của người bệnh, điều này được tạo ra bằng cách ban đầu lọ được hơ nóng bên trong và nhanh chóng úp miệng hở của lọ vào vùng
4 da cần tác động. Tại thời điểm áp vào da, không khí trong lọ được làm nóng đến nhiệt độ t = 353°C và nhiệt độ của không khí môi trường xung quanh là t 0 = 27,0°C. Áp suất khí quyển 5 01010p,.Pa . Diện tích phần miệng hở của lọ là S = 28,0 cm 2 . Bỏ qua sự thay đổi thể tích không khí trong bình (do sự phồng của bề mặt phần da bên trong miệng hở của lọ). Phát biểu Đún g Sai a. Áp suất khí trong lọ được áp vào da, khi có nhiệt độ bằng nhiệt độ của môi trường là 4,8.10 4 Pa. b.Lực hút tối đa lên mặt da là 156 N. c. Thực tế, do bề mặt da bị phồng lên bên trong miệng của lọ nên thể tích khí trong lọ bị giảm 10%. Chênh lệch áp suất khí trong lọ và ngoài lọ là 5,3.10 4 Pa. d. Chênh lệch áp suất trong và ngoài lọ giác hơi tạo lực hút làm máu dưới da tăng cường đến nơi miệng lọ giác hơi bám vào, từ đó tạo ra tác dụng lưu thông khí huyết, kích thích hệ thống miễn dịch giúp cơ thể đối phó với vi khuẩn, virus. Câu 17. Một khối khí lí tưởng biến đổi đẳng tích từ trạng thái (1) có nhiệt độ 400 K, áp suất 24, atm đến trạng thái (2) có nhiệt độ 800 K. Phát biểu Đún g Sai a. Áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình (trạng thái 2) là 4,8 atm b. Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (p, T) như hình H 1 c. Đồ thị biến đổi khối khí trong hệ tọa độ (V, T) như hình H 2 d. Công của khối khí thực hiện được trong quá trình đẳng tích là bằng 0 Phần I. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 18. Trước khi nén, hỗn hợp khí trong xilanh của động cơ có áp suất 1 atm, ở nhiệt độ 47 0 C và thể tích 30 cm 3 . Sau khi nén, thể tích giảm còn 4 cm 3 và áp suất là 15 atm. Nhiệt độ sau khi nén bằng bao nhiêu 0 C? Đáp số:..................................... Câu 19. Một phòng kích thước 8 m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn. Sau đó nhiệt độ không khí tăng lên tới 10 0 C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Thể tích không khí đã ra khỏi phòng bằng bao nhiêu m 3 ? (Kết quả được làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp số:.....................................