PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 15_P01 final-116-123.pdf

116 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG ĐÀO TẠO LOGISTICS QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM APPLICATION OF MODERN TECHNOLOGIES IN LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN MANAGEMENT EDUCATION AT VIETNAMESE UNIVERSITIES NGUYỄN THỊ THÙY GIANG Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính - Marketing Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Trong nền kinh tế toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, việc tích hợp công nghệ vào giáo dục đại học trở nên cấp thiết để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Bài viết này phân tích tầm quan trọng của việc cải cách giảng dạy kỹ thuật số, áp dụng các công nghệ tiên tiến và phương pháp học tập tích cực trong giáo dục đại học. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, bài báo khảo sát các tài liệu hiện có và nghiên cứu điển hình liên quan đến ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học cho ngành Logistics và SCM. Kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng công nghệ không chỉ nâng cao kết quả học tập mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Từ khóa: Công nghệ, giáo dục đại học, Logistics, quản lý chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực. Abstract In the rapidly developing global economy, integrating technology into higher education has become essential to prepare high-quality human resources for the Logistics and Supply Chain Management (SCM) industry. This article analyzes the importance of digital teaching reform, the adoption of advanced technologies, and active learning methods in higher education. Using a qualitative research approach, the article surveys existing literature and case studies related to the application of technology in higher education for the Logistics and SCM sector. The results show that the application of technology not only enhances learning outcomes but also meets the growing demands of the industry, helping to create a sustainable competitive advantage for businesses. Keyswords: Technology, higher education, logistics, supply chain management, human resources. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế quốc tế, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và tối ưu hóa hoạt động của các doanh nghiệp. Việc tích hợp công nghệ vào giáo dục đại học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Trong ngành Logistics và SCM, công nghệ đã trở thành một yếu tố không thể thiếu, từ việc tối ưu hóa các hoạt động logistics cho đến việc quản lý dữ liệu và phân tích phức tạp để dự đoán xu hướng thị trường [3], [2]. Các công cụ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và phân tích dữ liệu lớn đã làm cho các quy trình này trở nên nhanh chóng, chính xác và linh hoạt hơn bao giờ hết. Sự tích hợp này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu [1]. Các công nghệ này giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy kỹ thuật số và các công nghệ tiên tiến trong giáo dục đại học không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành Logistics và SCM. Bài viết này nhằm phân tích sâu rộng cách mà công nghệ đã và đang được tích hợp vào giáo dục đại học trong lĩnh vực Logistics và SCM. Bài viết sẽ xem xét các chiến lược giảng dạy kỹ thuật số hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và các phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập và chuẩn bị lực lượng lao động cho thị trường lao động toàn cầu. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ thảo luận về các thách thức và cơ hội mà các trường đại học có thể đối mặt khi tích hợp công nghệ, đồng thời đề xuất các hướng đi và hàm ý quản trị để cải thiện chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của ngành một cách tốt nhất.
117 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) 2. Bối cảnh mới của nền kinh tế quốc tế Bối cảnh mới của nền kinh tế quốc tế đòi hỏi ngành logistics và SCM phải thay đổi và thích ứng liên tục. Các trường đại học tại Việt Nam cần tích cực cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo để chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết, từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng các thách thức và cơ hội của thị trường lao động toàn cầu. Sau đây đề cập các bối cảnh chính hiện nay: Tác động toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến Logistics và SCM Toàn cầu hóa là quá trình mà các nền kinh tế, xã hội, và văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới trở nên liên kết và phụ thuộc lẫn nhau thông qua thương mại, đầu tư, công nghệ và sự di chuyển của lao động và vốn. Toàn cầu hóa làm tăng cường sự phức tạp của chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp phải quản lý và điều phối các hoạt động sản xuất, vận chuyển và phân phối trên nhiều quốc gia. Ví dụ, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và khối kinh tế lớn như CPTPP, RCEP, và EVFTA, giúp mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Điều này đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao về logistics và SCM để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nhu cầu nguồn nhân lực Những năm gần đây Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP và các hiệp định khác đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Các hiệp định này giúp giảm thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Hội nhập kinh tế mang lại đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao về logistics và SCM để có thể cạnh tranh và thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Tác động của đại dịch COVID-19 đến nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành logistics và SCM. Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ việc đóng cửa các nhà máy, gián đoạn vận chuyển, đến việc thay đổi nhu cầu tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức trong việc duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng từ phía nguồn nhân lực trong ngành logistics và SCM. Đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong logistics và SCM, bao gồm việc sử dụng công nghệ như IoT, AI, Blockchain và phân tích dữ liệu lớn. Các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có khả năng sử dụng và quản lý các công nghệ này để tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng. Sự phát triển của công nghệ tác động đến yêu cầu đào tạo Các công nghệ như IoT, AI, ML, Blockchain, Big Data và Robotics đang làm thay đổi cách thức quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Các công nghệ này giúp cải thiện hiệu suất, tăng cường tính minh bạch và tối ưu hóa quy trình. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, các chương trình đào tạo tại các trường đại học cần tích hợp các công nghệ mới này vào giáo trình, đồng thời cung cấp các khóa học và dự án thực hành để sinh viên có thể áp dụng kiến thức vào thực tế. 3. Phân tích hiện trạng công nghệ được ứng dụng đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam Theo [4] ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học đề cập đến việc tích hợp các công nghệ tiên tiến vào quá trình giảng dạy và học tập tại các trường đại học và cao đẳng. Mục tiêu của việc này là để cải thiện trải nghiệm học tập, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, nâng cao hiệu quả giảng dạy và quản lý, đồng thời chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số. Trong lĩnh vực logistics và SCM, Việt Nam đang chứng kiến sự áp dụng ngày càng tăng của công nghệ hiện đại. Từ đóng gói bằng robot đến việc sử dụng máy bay không người lái trong hệ thống phân phối, các công nghệ này đang làm thay đổi cách thức vận hành của ngành logistics. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo (AI) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả và độ chính xác của quản lý hàng tồn kho và dự báo nhu cầu, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế. Công nghệ Blockchain và IoT đang cách mạng hóa chuỗi cung ứng, cung cấp khả năng theo dõi từ đầu đến cuối [5]. Những công nghệ này nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi cung ứng. 4. Các công nghệ ứng dụng trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng 4.1. Các công nghệ ứng dụng trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng 4.1.1. Internet vạn vật (IoT) Internet vạn vật (IoT) là một mạng lưới các thiết bị vật lý, phương tiện, tòa nhà và các vật phẩm khác được tích hợp với các cảm biến, phần mềm và kết nối
118 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) mạng để thu thập và trao đổi dữ liệu. Trong quản lý chuỗi cung ứng, IoT đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, theo dõi và quản lý hàng hóa và tài sản theo thời gian thực. Các thành phần chính của IoT bao gồm: cảm biến thiết bị thu thập thông tin về môi trường, điều kiện và trạng thái của các vật thể hoặc tài sản; thiết bị kết nối giúp liên kết cảm biến với mạng internet, cho phép truyền dữ liệu đến các hệ thống quản lý; hệ thống quản lý dữ liệu nơi lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu từ các cảm biến; và phần mềm ứng dụng sử dụng dữ liệu này để cung cấp thông tin chi tiết, phát cảnh báo và hỗ trợ ra quyết định. Tính năng của IoT trong quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm: Theo dõi và giám sát hàng hóa: Sử dụng cảm biến và công nghệ RFID để theo dõi vị trí và tình trạng của hàng hóa khi lưu trữ trong kho và trong quá trình vận chuyển. Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi số lượng hàng tồn kho liên tục để tối ưu hóa việc lưu trữ, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc dư thừa. Điều này giúp cải thiện dịch vụ khách hàng và khả năng đáp ứng nhờ vào việc quản lý kho và vận chuyển hiệu quả. Quản lý vận tải và hậu cần: Giám sát phương tiện vận chuyển, tối ưu hóa đường đi và giảm chi phí vận chuyển. Bảo trì dự phòng: Sử dụng dữ liệu từ cảm biến để dự đoán và thực hiện bảo trì thiết bị trước khi có sự cố xảy ra. Quản lý chuỗi cung ứng lạnh: Theo dõi nhiệt độ và điều kiện môi trường của các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ, để đảm bảo chất lượng.. Ứng dụng của IoT tại các doanh nghiệp và trường đại học: Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới đã và đang áp dụng thành công IoT để cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này chứng tỏ tiềm năng to lớn của IoT trong việc cách mạng hóa SCM, chẳng hạn Amazon đã sử dụng IoT để quản lý kho hàng và vận chuyển. Họ sử dụng robot và cảm biến để tối ưu hóa quy trình đóng gói và giao hàng, từ đó giảm chi phí và tăng hiệu suất. Công ty vận tải container Maersk đã triển khai hệ thống Remote Container Management để giám sát nhiệt độ và độ ẩm trong các container vận chuyển, giúp giảm thiểu hỏng hóc và lãng phí tài nguyên. DHL sử dụng IoT để theo dõi và quản lý đội xe, tối ưu hóa lộ trình giao hàng và quản lý hàng tồn kho, từ đó tiết kiệm nhiên liệu và giảm thời gian giao hàng. Unilever Vietnam đã áp dụng hệ thống IoT để số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, từ sản xuất đến phân phối. Hệ thống này giúp theo dõi tình trạng và vị trí của hàng hóa, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, cải thiện hiệu suất hoạt động và giảm chi phí. Internet vạn vật (IoT) đang trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý chuỗi cung ứng (SCM) hiện đại. Việc tích hợp các công nghệ IoT vào chương trình đào tạo tại các trường đại học như đại học FPT và Hutech (Đại học công nghệ Tp.HCM) giúp sinh viên nắm vững kỹ năng quản lý và ứng dụng công nghệ này trong thực tiễn. Tại đại học FPT, sinh viên sử dụng cảm biến và RFID để theo dõi tình trạng và vị trí của hàng hóa trong kho và trong quá trình vận chuyển. Các bài tập thực hành với IoT giúp sinh viên hiểu rõ về cách ứng dụng công nghệ này trong các kịch bản chuỗi cung ứng thực tế. Hutech cũng đang tích hợp các công nghệ IoT vào chương trình giảng dạy, giúp sinh viên làm quen với việc sử dụng cảm biến và phân tích dữ liệu để quản lý chuỗi cung ứng [9]. 4.1.2. Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) là các tập dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các công cụ thông thường không thể xử lý một cách hiệu quả. Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) là quá trình xem xét những tập dữ liệu này để tìm ra các mẫu, xu hướng, mối liên quan và thông tin hữu ích, từ đó giúp các tổ chức đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Tính năng của dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích trong SCM Dự báo nhu cầu: Sử dụng dữ liệu lịch sử và phân tích xu hướng để dự báo nhu cầu tương lai của sản phẩm, giúp tối ưu hóa quy trình lập kế hoạch và quản lý hàng tồn kho. Tối ưu hóa hậu cần: Phân tích dữ liệu vận chuyển và logistics để tối ưu hóa lộ trình giao hàng, giảm chi phí và cải thiện hiệu suất. Quản lý rủi ro: Xác định và dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Sử dụng dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của họ, từ đó cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tùy chỉnh. Dữ liệu lớn và phân tích đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích như tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang áp dụng thành công Big Data để cải thiện hoạt động và cạnh tranh trong thị trường ngày càng
119 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) phát triển. Tại đại học FPT, sinh viên sử dụng Tableau để phân tích dữ liệu và tạo các báo cáo trực quan về xu hướng nhu cầu và hiệu suất chuỗi cung ứng. Các bài tập thực hành giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu và ra quyết định dựa trên thông tin chi tiết từ phân tích dữ liệu. Đại học FPT cũng tích hợp các công cụ phân tích dữ liệu lớn vào chương trình giảng dạy, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách sử dụng dữ liệu lớn để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quy trình vận chuyển và dự báo nhu cầu sản phẩm. 4.1.3. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Hệ thống ERP (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một phần mềm giúp tích hợp các quy trình quan trọng của một tổ chức vào một hệ thống chung. ERP giúp tự động hóa và kết nối các chức năng như tài chính, nhân sự, sản xuất, mua sắm, quản lý kho và hậu cần. SAP là một trong những phần mềm ERP hàng đầu thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các công ty lớn và trường học để quản lý và tích hợp các hoạt động kinh doanh. Tương tự, Oracle ERP cung cấp các giải pháp ERP dựa trên đám mây và tại chỗ, giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính, nhân sự và các hoạt động khác một cách hiệu quả. Xét về chức năng riêng đối với hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng, chức năng chính của ERP là: Sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, quản lý đơn hàng và kiểm soát chất lượng. Mua sắm: Quản lý quá trình mua hàng và nhà cung cấp. Quản lý kho: Quản lý hàng tồn kho, theo dõi hàng hóa và tối ưu hóa không gian lưu trữ. Logictics: Quản lý vận chuyển, giao hàng và hậu cần. Xét về ứng dụng công nghệ tại UEL (Trường Đại học Kinh tế - Luật) đã triển khai hệ thống SAP S4HANA trong chương trình đào tạo Logistics và SCM [11]. Sinh viên học cách quản lý và tích hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi, xử lý các tình huống thực tế như quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng và lập kế hoạch sản xuất. Nhờ đó, giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý các tình huống này, đồng thời trang bị cho họ khả năng quản lý tích hợp các hoạt động doanh nghiệp. 4.1.4. Chuỗi khối (Blockchain) Chuỗi khối (Blockchain) là một công nghệ phân tán lưu trữ dữ liệu trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa. Mỗi khối chứa thông tin về giao dịch và một phần của mã khối trước đó, tạo ra một chuỗi liên kết an toàn và minh bạch. Trong quản lý chuỗi cung ứng, blockchain được sử dụng để tạo ra sự minh bạch, bảo mật và truy xuất nguồn gốc của các giao dịch. Việc tích hợp blockchain vào chương trình đào tạo tại các trường đại học như SMU đã giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho nhu cầu thị trường lao động hiện đại. Tính năng của Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Ghi lại và theo dõi hành trình của sản phẩm từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Nâng cao tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng. Bảo mật và minh bạch giao dịch: Đảm bảo các giao dịch diễn ra an toàn, không thể bị thay đổi hoặc giả mạo. Tăng cường niềm tin của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Quản lý tài sản và hàng tồn kho: Giúp quản lý tài sản và hàng tồn kho một cách hiệu quả và minh bạch hơn. Hợp đồng thông minh: Tự động hóa và thực hiện các hợp đồng dựa trên các điều kiện được xác định trước (hợp đồng thông minh), giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí. Ngày này Blockchain ngày càng được quan tâm chẳng hạn Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới, cùng với IBM đã triển khai nền tảng TradeLens sử dụng công nghệ blockchain để số hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp giảm thiểu giấy tờ và tăng cường tính minh bạch trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tại FPT, sinh viên học cách sử dụng IBM Blockchain để tạo ra các giải pháp truy xuất nguồn gốc và phòng chống gian lận trong chuỗi cung ứng và đảm bảo tuân thủ các quy định. Các bài tập thực hành với blockchain giúp sinh viên hiểu rõ về cách ứng dụng công nghệ này trong các kịch bản chuỗi cung ứng thực tế. 4.1.5. Phần mềm mô phỏng Phần mềm mô phỏng được sử dụng để tạo ra các mô hình ảo của hệ thống thực tế nhằm phân tích, đánh giá và dự đoán hành vi của chúng. Về ứng dụng phần mềm mô phỏng trong ngành Logistics và SCM tại các cơ sở giáo dục, nhờ đó phần mềm mô phỏng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy trình và quyết định liên quan đến chuỗi cung ứng thông qua các kịch bản và tình huống giả định. AnyLogic và Arena là 2 công cụ phổ biến đối với ứng dụng này, được sử dụng rộng rãi để mô hình hóa và phân tích các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.