PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 4. Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH A. LIÊN HỢP QUỐC Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây? A. Thành lập Ban Thư kí Liên hợp quốc. B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên. D. Duy trì và mở rộng Hội Quốc liên. Câu 2. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6-1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua nội dung nào sau đây? A. Hiệp định đình chiến ở Đông Dương. B. Kết thúc chiến tranh Triều Tiên. C. Xét xử tội phạm chiến tranh thế giới. D. Hiến chương Liên hợp quốc. Câu 3. “Duy trì hoà bình và an ninh thế giới; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, củng cố hoà bình thế giới” là nhiệm vụ chính của tổ chức quốc tế nào sau đây? A. Tổ chức ASEAN. B. Liên minh châu Âu. C. Liên hợp quốc. D. Tổ chức NATO. Câu 4. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc (năm 1945) là A. Ngân hàng Thế giới. B. Quỹ Nhi đồng. C. Hội đồng Bảo an. D. Tổ chức Thương mại Thế giới. Câu 5. Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục tiêu nào sau đây? A. Hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên. B. Duy trì nền hoà bình và an ninh trên thế giới. C. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. D. Duy trì Trật tự thế giới hai giới hai cực I-an-ta. Câu 6. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc (năm 1945) là A. tôn trọng các nghĩa vụ và luật pháp quốc tế. B. tôn trọng quyết định của 5 nước Uỷ viên thường trực.
C. không đưa quân đội Liên hợp quốc vào các khu vực. D. tôn trọng độc lập của 50 nước sáng lập Liên hợp quốc. Câu 7. Trong quá trình hoạt động (từ năm 1945), Liên hợp quốc đã thực hiện được vai trò quan trọng nào sau đây? A. Ngăn chặn được mọi cuộc chiến tranh ở các khu vực. B. Góp phần vào chấm dứt nạn khủng bố trên toàn cầu. C. Ngăn chặn không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới mới. D. Góp phần chấm dứt tình trạng đói nghèo ở châu Phi. Câu 8. Bản Hiến chương được đánh giá là văn kiện quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc vì lí do nào sau đây? A. Là cơ sở pháp lí để các nước tham gia Liên hợp quốc. B. Nêu rõ các mục đích hoạt động của Liên hợp quốc. C. Quy định các tổ chức, cơ chế hoạt động của Liên hợp quốc. D. Đề ra các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Câu 9. Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò quyết định, đồng thời là sáng lập viên của tổ chức Liên hợp quốc? A. Liên Xô, Mỹ và Đức. B. Liên Xô, Mỹ và Anh. C. Mỹ, Anh và Đức. D. Liên Xô, Anh và Ba Lan. Câu 10. Trải qua hơn 70 năm hoạt động (từ năm 1945), Liên hợp quốc đã có nhiều vai trò, đóng góp trên các lĩnh vực, nhưng không có vai trò nào sau đây? A. Góp phần thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá ở nhiều nơi trên thế giới. B. Ra các văn bản, xây dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác quốc tế. C. Ngăn chặn được các cuộc đối đầu Đông – Tây và xung đột trên thế giới. D. Làm trung gian hoà giải chấm dứt xung đột và chiến tranh ở các khu vực. Câu 11. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Hiến chương Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay? A. Tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các nước lớn. B. Chủ động thương lượng, nhân nhượng để bảo đảm hoà bình. C. Không cần sự hỗ trợ của các tổ chức ở khu vực và quốc tế. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Câu 12. Trong bối cảnh thế giới phân chia thành “hai cực”, “hai phe” (1945 – 1991), nguyên tắc hoạt động nào sau đây đang được xem là có ý nghĩa thực tiễn đối với Liên hợp quốc? A. Chung sống hoà bình và cần có sự nhất trí của 5 cường quốc. B. Ra nghị quyết yêu cầu các nước dừng việc chạy đua vũ trang. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các cường quốc. D. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các cường quốc. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau đây: Tháng 6-1941, tại Luân Đôn (Anh), các nước Đồng minh ra tuyên bố cam kết cùng hợp tác cả trong chiến tranh và hoà bình. Sự kiện này đã đặt cơ sở cho việc hướng tới thì thành lập Liên hợp quốc. Từ đó, các nước Đồng minh (vai trò lớn nhất thuộc về Liên Xô, Mỹ và Anh) đã tổ chức nhiều cuộc họp ở Tê-hê-ran (I-ran) và Mát-xcơ-va (Liên Xô) để sớm thành lập một tổ chức quốc tế, nhằm thực hiện việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), Liên Xô, Mỹ và Anh đã thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24-10-1945, với sự phê chuẩn Hiến chương của các thành viên, tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập. a) Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945, phù hợp với khát vọng được sống trong hoà bình của nhân dân thế giới. b) Cho đến nay, Liên hợp quốc vẫn là tổ chức liên kết quốc tế lớn nhất hành tinh, có nhiệm vụ hàng đầu là tập trung vào ổn định nền kinh tế toàn cầu. c) Liên Xô, Mỹ và Anh là những nước có vị thế hàng đầu trong việc đặt cơ sở và tích cực trong quá trình thành lập Liên hợp quốc. d) Việt Nam là một trong những quốc gia sớm gia nhập Liên hợp quốc, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (9-1945). Câu 2. Đọc tư liệu sau đây: “Không có nội dung nào trong Hiến chương này cho phép Liên hợp quốc can thiệp vào các vấn đề về thực chất thuộc quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào hoặc yêu cầu các thành viên đưa những vấn đề đó ra giải quyết theo Hiến chương hiện tại...”. (Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc) a) Theo tư liệu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được thể hiện tại Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc.
b) Hiến chương Liên hợp quốc có nhiều nguyên tắc, trong đó nhấn mạnh việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. c) Một nguyên tắc quan trọng trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc là nếu có tranh chấp quốc tế thì các bên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình. d) Liên hợp quốc quy định các nước thành viên phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của 5 cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc). Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân quyền và các quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”. (Trích: Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc) a) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc là tuyên ngôn về các quyền của con người nói chung, không có sự phân biệt nước lớn, nước nhỏ. b) Theo Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chỉ các dân tộc trên thế giới sau khi giành được độc lập mới có quyền tự do và bình đẳng. c) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã góp phần xây dựng một thế giới công bằng hơn, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới. d) Trong việc bảo đảm quyền con người, Liên hợp quốc chỉ tập trung bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ở các nước đang chịu “di chứng” của chủ nghĩa thực dân. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: [Đối với việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới, năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa... Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”. (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) a) Liên hợp quốc đóng vai trò quyết định vào quá trình giải trừ chủ nghĩa thực dân. b) Việt Nam trở thành biểu tượng thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới. c) Mỹ và các nước phương Tây là những quốc gia dân chủ và tiên tiến, đi tiên phong trong việc ủng hộ thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá trên thế giới.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.