Nội dung text ĐỀ 7 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, I = 127. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong những phản ứng hóa học dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? A. AgNO 3 + NaCl → AgCl + NaNO 3 . B. PCl 3 + Cl 2 → PCl 5 . C. NaOH + HCl → NaCl + H 2 O. D. CO 2 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Số oxi hóa của nguyên tử bất kì trong một đơn chất hóa học nào đều bằng 0. B. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và một ion đa nguyên tử bằng 0. C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa là +1. D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa là –2. Câu 3. Nhiệt kèm theo (nhiệt lượng toả ra hay thu vào) của một phản ứng hoá học ở áp suất không đổi (thường ở một nhiệt độ xác định) gọi là A. enthalpy tạo thành chuẩn của một chất. B. enthalpy của một chất. C. biến thiên enthalpy của phản ứng. D. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng. Câu 4. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N 2 (g) + O 2 (g) 2NO(g) = +180 kJ Nhận định nào sau đây là đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng trên xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. D. 1 mol N 2 (g) phản ứng với 1 mol O 2 (g) cần cung cấp một nhiệt lượng là 180 kJ. Câu 5. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian? A.. B.. C. . D.. Câu 6. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm? A. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra không thay đổi so với khi không đun nóng. B. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng. C. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng. D. Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng. Câu 7. Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây? A. Tuyến thượng thận. B. Tuyến tụy. C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp trạng. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA? A. Có 7 electron hóa trị. B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm. C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm. Mã đề thi: 777
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm. Câu 9. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với hydrogen hadile còn lại là do A. fluorine có nguyên tử khối nhỏ nhất. B. năng lượng liên kết H-F bền vững làm cho HF khó bay hơi. C. các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử. D. fluorine là phi kim mạnh nhất. Câu 10. Những phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ion halide X – ? A. Dùng dung dịch silver nitrat sẽ phân biệt được các ion F – , Cl – , Br – , I – . B. Với sulfuric acid đặc, các ion Br – , I – thể hiện tính khử. C. Tính khử của các ion halide tăng dần theo dãy Cl – , Br – , I – . D. Ion Cl – kết hợp ion Ag + tạo AgCl là chất không tan, màu vàng. Câu 11. Cho phản ứng: A + B C. Nồng độ ban đầu của chất A là 0,1 M, của chất B là 0,8 M. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm 20% so với nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là A. 0,16 M/phút. B. 0,016 M/phút. C. 0,064 M/phút. D. 0,64 M/phút. Câu 12. Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 2H 2 S(g) + O 2 (g) → 2H 2 O(g) + 2S(s) theo nhiệt tạo thành của các chất là A.(H 2 O(g)) - (H 2 S(g)). B. 2(H 2 S(g)) – 2(H 2 O(g)). C. 2(H 2 O(g)) – 2(H 2 S(g)). D. (H 2 O(g)) – 2(H 2 S(g)). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một số ứng dụng thay đổi tốc độ phản ứng được mô tả ở hình dưới đây: (1) Dèn xì oxygen – acetylene (2) Tủ lạnh bảo quản thức ăn (3) Bình dưa muối Hình. Một số ứng dụng thay đổi tốc độ phản ứng a) Hình (1) cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của phản ứng. b) Hình (2) cho biết yếu tố nhiệt độ đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của phản ứng. c) Hình (3) cho biết yếu tố xúc tác đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của phản ứng. d) Các yếu tố được áp dụng ở các hình (1), (2), (3) đều làm tăng tốc độ phản ứng. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu vào bình theo sơ đồ dưới đây. a) Có thể thay MnO 2 bằng KMnO 4 và không cần đun nóng. b) Dung dịch chứa trong bình làm khô là NaCl bão hòa. c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có thể hạn chế khí Cl 2 thoát ra môi trường. d) Phương pháp thu khí chlorine trong thí nghiệm trên là phương pháp dời không khí. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.