PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HỆ SINH THÁI - ĐỀ.pdf

HỆ SINH THÁI I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Vi sinh vật. D. Hệ sinh thái. Câu 2. Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái tự nhiên chỉ bao gồm thành phần hữu sinh. C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học tương đối ổn định và hoàn chỉnh. D. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo là những hệ thống sinh học kín và hoàn chỉnh. Câu 3. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất trước các tác động của môi trường? A. Cánh đồng lúa. B. Ao nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đầm nuôi tôm. Câu 4. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây “truyền“ năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Chim bói cá. B. Tảo lục đơn bào. C. Tôm sông.D. Cá rô đồng. Câu 5. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật D. Nấm hoại sinh. Câu 6. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật D. Vi khuẩn hoại sinh Câu 7: Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm: I- Các chất vô cơ, các chất hữu cơ. II- Điều kiện khí hậu. III- Sinh vật sản xuất. IV- Sinh vât phân giải. V- Sinh vật tiêu thụ. Trả lời: A. I, III, IV, V. B. I, II, III, V. C. II, III, IV, V. D. I, II, III, IV, V. Câu 8: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau. D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Câu 9: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào? A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng. Câu 10: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào là sinh vật sản xuất? A. Động vật ăn thịt. B. Cây xanh. C. Nấm. D. Vi khuẩn. Câu 11: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành A. lưới thức ăn. B. quần xã. C. hệ sinh thái. D. chuỗi thức ăn. Câu 12: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái diễn ra 1- trong phạm vi quần xã sinh vật. 2- trong phạm vi quần thể sinh vật. 3- giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó. Tổ hợp các câu trả lời đúng là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2, 3. Câu 13: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu A. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. Các hệ sinh thái rừng và biển. C. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương. D. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Câu 14: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. Câu 15. Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.