Nội dung text CHỦ ĐỀ NHIỆT HDG.docx
HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – VẬT LÍ Trang | 1 Chủ đề: NHIỆT A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Năng lượng nhiệt và nội năng. a) Một số tính chất của phân tử, nguyên tử - Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng nhanh. - Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử và nguyên tử. b) Khái niệm năng lượng nhiệt - Năng lượng nhiệt là năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt (hay nhiệt năng). - Khi làm tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại. c) Khái niệm nội năng - Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. - Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật tăng. d) Nhiệt lượng Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lượng cần cung cấp cho m (kg) nước tăng từ nhiệt độ t 1 ( o C) đến nhiệt độ t 2 ( o C) được tính bằng công thức: Q = mc(t 2 – t 1 ) Trong đó c gọi là nhiệt dung riêng của nước có giá trị bằng 4180 (J/kg.K) 2. Sự truyền nhiệt. a) Dẫn nhiệt Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các phân tử có động năng lớn hơn sang các phân tử có động năng nhỏ hơn qua va chạm. b) Đối lưu Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu c) Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt. Tia nhiệt có thể truyền trong chân không. 3. Sự nở vì nhiệt. - Các chất rắn/lỏng/khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn/lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. B. BÀI TẬP Dạng 1. Bài tập định tính. Câu 1. Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng thì săm xe cũng bị xẹp xuống? Hướng dẫn giải Vì săm xe đạp được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách, nên các phân tử khí ở trong săm xe có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho săm xe bị xẹp xuống dần. Câu 2. Tại sao thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Hướng dẫn giải