PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 17. Máy phát điện xoay chiều.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 17: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thảo luận để thiết kế phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện xoay chiều. - Nêu được: chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. - Thảo luận để nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ tự học: Chủ động và tích cực đề xuất ý kiến thảo luận đề thiết kế phương án tạo ra dòng điện xoay chiều, ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống và vai trò của việc tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến máy phát điện xoay chiều, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Trình bày được phương án tạo ra dòng điện xoay chiều, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dòng điện xoay chiều.
2 - Nêu được chu kì, tần số, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều. - Nêu được một số quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. - Nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh khung dây dẫn MNPQ có trục quay OO' đặt vuông góc với cảm ứng từ B, hình ảnh mô tả suất điện động xoay chiều khi khung dây MNPQ quay trong từ trường B,… - Video về hoạt động của máy phát điện xoay chiều. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần tìm hiểu: Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách nào? b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung về máy phát điện xoay chiều, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.
3 c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về máy phát điện xoay chiều, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và chúng ta đã được tìm hiểu về dòng điện xoay chiều ở lớp 9. - GV yêu cầu HS nêu một số tác dụng của dòng điện. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Mở đầu (SGK – tr72): Dòng điện xoay chiều được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Các tác dụng của dòng điện: nhiệt, sinh lí, từ, hóa học,… + Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách cho nam châm hoặc cuộn dây di chuyển luân phiên sẽ tạo ra dòng điện có chiều thay đổi luân phiên,… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận ý kiến của HS và nhắc lại các tác dụng nhiệt, từ, sinh lí,… nhấn mạnh vai trò của dòng điện xoay chiều và dẫn dắt vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 17: Máy phát điện xoay chiều. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều a. Mục tiêu: - HS trình bày được phương án tạo ra dòng điện xoay chiều và xác định được biểu thức của suất điện động xoay chiều. - HS nêu được chu kì và tần số của dòng điện xoay chiều. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về phương án tạo ra dòng điện xoay chiều.
4 c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu biểu thức từ thông, biểu thức suất điện động cảm ứng, tần số, chu kì và cách tạo ra dòng điện xoay chiều. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr72) 1. Khung dây dẫn trong Hình 17.2 ở vị trí nào thì suất điện động có giá trị cực đại? Giải thích. 2. Giả sử tại thời điểm t, từ thông qua khung dây dẫn phẳng MNPQ là: Ф= BScosα = BScosωt Hãy chứng tỏ, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây này có dạng: e = BSωcos(ωt + φ) (V) - GV chiếu hình 17.2 và video-clip thí nghiệm với mô hình máy phát điện xoay chiều để HS thấy đèn LED sáng luân phiên chứng tỏ dòng điện đổi chiều, vành khuyên, chổi quét để đưa dòng điện từ khung dây ra mạch ngoài. https://www.youtube.com/watch?v=qPuDpmhaeys I. NGUYÊN TẮC TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - Biểu thức từ thông:  = BScos(t + 0) - Biểu thức suất điện động cảm ứng: e = BScos(t +  0 ) (V) - Biểu thức suất điện động cực đại: E 0 = BS. - Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: Tạo từ thông biến thiên điều hoà qua khung dây dẫn kín. - Cách thay đổi tần số của dòng điện: Thay đổi tốc độ quay của khung dây. - Cách thay đổi suất điện động cảm ứng cực đại: Thay đổi tốc độ quay của khung dây, thay đổi cảm ứng từ của từ trường và diện tích khung dây.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.