Nội dung text 52. Sở GDĐT Hà Nội (Lần 1) - Bản 2 [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) PHẦN I. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn 1 phương án Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi, học sinh chọn 1 phương án. Câu 1: Chất X được tổng hợp bởi thực vật và chiếm khoảng 90% khối lượng sợi bông. X là: A. Saccharose. B. Cellulose. C. Tinh bột. D. Maltose. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại? A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẻo C. Tính dẫn điện D. Tính cứng Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện A. Ca B. Fe C. Al D. Na Câu 4: Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ nào sau đây A. Tơ nhân tạo B. Tơ tự nhiên C. Tơ bán tổng hợp D. Tơ tổng hợp Câu 5: Chất nào sau đây là amin bậc ba? A. (CH 3 ) 3 N B. (CH 3 ) 2 NH C. C 2 H 5 NH 2 D. CH 3 NH 2 Câu 6: Trong môi trường base, protein phản ứng màu biuret với A. Cu(OH) 2 B. NaCl C. HNO 3 D. Mg(OH) 2 Câu 7: Phản ứng hóa học đặc trưng của chất béo là A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng cộng. Câu 8: Số nguyên tử nitrogen có trong phân tử peptide Lys-Gly-Ala? A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 9: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Methylamine. B. Lysine. C. Glutamic acid. D. Glycine. Câu 10: Chất nào sau đây là ester? A. Methyl formate. B. Oleic acid. C. Ethanol. D. Glycerol. Câu 11: Phản ứng Chlorine hóa methane khi chiếu sáng xảy ra theo cơ chế gốc gồm ba giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch. Trong đó, giai đoạn phát triển mạch diễn ra như sau: Cl⋅ + CH 4 → HCl + CH 3 ⋅ CH 3 ⋅ + Cl 2 → CH 3 Cl + Cl⋅ Nhận định nào sau đây không đúng về giai đoạn này? A. Có sự hình thành liên kết H–Cl. B. Có sự hình thành liên kết C–Cl. C. Có sự phân cắt liên kết C–H. D. Có sự phân cắt liên kết Cl–Cl. Câu 12: Cho các cặp oxi hóa – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng: Cặp oxi hóa – khử Li + /Li Mg 2+ /Mg Zn 2+ /Zn Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) –3,040 –2,356 –0,762 +0,799 Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là: A. Mg. B. Ag. C. Zn. D. Li.