Nội dung text 1725607910-16_Luận cứ bảo vệ bồi thường thiệt hại ngoài HĐ.docx
khi thu hồi đất Nông trường phải tiến hành bồi thường tài sản trên đất cho người sử dụng đất. Vì chưa tiến hành bồi thường xong nên chưa thể giao đất cho người khác sử dụng được. - Việc thanh toán bồi thường cho anh L chưa dứt điểm thì anh L đã tiến hành trả nợ cho nông trường và có đơn xin vào làm công nhân nông trường nên ngày 2/10/2000 anh L lại được giám đốc nông trường M.A tiếp nhận làm việc trở lại. Anh L đã thực hiện các nghĩa vụ cụ thể nộp tiền bảo hiểm xã hội cho hết năm 2004, Do vậy lý do để thu hồi đất của anh L đã không còn. Như vậy diện tích đất này vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình anh L chứ không phải của chị T. - Chính vì vậy anh L cho là anh đã là công nhân của nông trường và có quyền lợi và nghĩa vụ như trước đây do đó khi chị T vào chặt cây rào hàng rào thì anh đã nhổ vứt đi. Nhưng khi chị T rào lần 2 thì ai nhổ vứt đi thì anh không biết do đó anh không có trách nhiệm bồi thường cho chị T. Mặt khác anh L cũng đã bị xử lý hành chính phạt tiền 200.000 đồng về hành vi này trước khi chị T khởi kiện tại tòa án. Căn cứ lời khai của chị T thì chị T có vào diện tích đất mà anh L đã quản lý sử dụng để trồng cột bê tông rào dây thép gai, tuy chị T không thừa nhận là có chặt cây của anh L nhưng trong quá trình định giá cũng xác định có gốc cây bị chặt. Do đó cũng có căn cứ xác định gia đình anh L cũng có thiệt hại về tài sản. Theo quan điểm của luật sư thì: Căn cứ điều 621 Bộ luật dân sự (nay đã bị bãi bỏ trong Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, thì người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây ra thiệt hại không phải bồi thường". Do đó tôi đề nghị HĐXX xem xét vận dụng điều luật này để quyết định không ai phải bồi thường cho ai. 2. Về việc anh L yêu cầu chị T bồi thường là có căn cứ vì: Căn cứ điều 21 Luật đất đai năm 1993 (nay là Điều 117 Luật đất đai năm 2024) quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Căn cứ điều 26 Luật đất đai năm 1993 (nay là Chương VI Luật đất đai năm 2024) quy định các căn cứ để thu hồi đất của người đang sử dụng là: - Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao - Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất cho phép
hành vi tự bảo vệ tài sản và ngăn cản các hành vi xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp của người chiếm hữu hợp pháp về tài sản. Theo đơn của anh L gửi tòa án đề nghị giải quyết việc chị T đến chặt cây của nhà anh để dựng hàng rào. Anh có các xác nhận của người đã bán cây cho anh. Về việc chị T tuy chị được nông trường giao sử dụng diện tích đất của anh L trên đất đang có nhà và tài sản của anh L, anh L lại không thiện chí nên đáng ra chị phải đề nghị nông trường đến giải quyết chứ không được tự ý chặt phá cây cối của anh L. Mặt khác chị T thừa biết chị chưa giải quyết xong phần dân sự với anh L mà đã vào khu vực thuộc quyền sử dụng của gia đình anh là không đúng. Cho nên chị phải có trách nhiệm bồi thường cho anh L số cây đã chặt. Căn cứ điều 266 Bộ luật dân sự (nay là Điều 170 Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”. Diện tích đất 250m2 trên có nhà cửa công trình phụ do anh L xây thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp của anh L. Do đó chị T vào chặt phá cây cối của anh L để xây hàng rào là hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu của anh L. Nên anh L có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. 3. Về việc anh L đòi tài sản gồm các tài sản sau: + Đối với diện tích đất ở: Căn cứ mà anh L đòi tài sản trên diện tích 182m2 (trong diện tích đất ở 250m2 mà anh L được nông trường giao năm 1992 theo quyết định không số ngày 15/6/1992 của Trung tá K.Q.B -Giám đốc nông trường quân đội M.A (BL 9) là trên đất có tài sản cụ thể là các cây ăn quả của anh L, hiện vẫn còn. Tại biên bản xác minh ngày 15/10/2004 đối với ông P.L.D-Phó giám đốc nông trường và ông Đ.V.P –trưởng ban thanh tra xác nhận: “còn 182m2 nông trường tạm giao cho chị T đã làm hàng rào thép, anh L dỡ bỏ thì phải bồi thường bằng tiền”. Như vậy nông trường xác nhận diện tích này nông trường chỉ là “tạm giao” cho chị T chứ không phải là giao chính thức. Ngoài ra theo quy định của Luật đất đai năm 1993 (nay là Luật đất đai năm 2024) thì việc giao đất cho người sử dụng phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Tại biên bản lời khai của chị T ngày 10/9/2004 chị T đã xác nhận: “Khi tôi sử dụng có tranh chấp tôi có đơn nông trường M.A. Tại nông trường anh L có khai có trồng cây ăn quả các loại, lúc đó L yêu cầu trả 120.000 đồng tôi đã nhất trí. Nhưng khi đến nhà giao tiền, L lại không viết giấy nên tôi không giao. Đến nay cây của L vẫn còn nguyên tôi chưa động chạm gì”. Như vậy là chị T khẳng định trên đất có tài sản của anh L.