PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHA-2017-197069.pdf

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2017 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA Lại Thị Thu Hà 2017 | PDF | 81 Pages [email protected]
i
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tín dụng trở nên sôi động và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Hoạt động tín dụng có nhiều tác động trực tiếp và hết sức to lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển khá nhanh cả về loại hình và nghiệp vụ kinh doanh, góp phần đắc lực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và đòi hỏi của hội nhập khu vực, quốc tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động tín dụng trong thời gian gần đây còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém và bất cập so với yêu cầu đặt ra. Những tồn tại, yếu kém và bất cập đó, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan của bản thân các tổ chức tín dụng, có những nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên lĩnh vực tín dụng, trong đó tổ chức thanh tra, một thiết chế quan trọng, một công cụ đắc lực trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham gia giám sát hoạt động của các TCTD cũng còn những tồn tại yếu kém và bất cập. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước...Thực tế cho thấy, hoạt động thanh tra, giám sát hiện nay còn mang tính đơn lẻ, lỏng lẻo, vai trò chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của thanh tra Trung ương với thanh tra chi nhánh còn khá mờ nhạt; Nội dung thanh tra thu hẹp theo từng chuyên đề; Các cuộc thanh tra trực tiếp phần lớn tập trung vào chi nhánh Tổ chức tín dụng (TCTD); Khối lượng thanh tra chiếm tỷ lệ không đáng kể; Phương pháp thanh tra giới hạn ở thanh tra chấp hành chính sách pháp luật; Công tác cảnh báo rủi ro chưa được coi trọng; Kế hoạch thanh tra hằng năm thường xuyên bị phá vỡ; Các nguồn lực của hoạt động thanh tra cũng chưa được phân bổ một cách hợp lý... Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là do chưa kịp thời phát hiện những rủi ro mang tính hệ thống; chưa đánh giá đúng thực trạng tài chính của các TCTD; Chưa
2 phát huy hết các nguồn lực thanh tra; Còn có hiện tượng thanh tra chồng chéo giữa Trung ương và các chi nhánh; Chất lượng thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; Các sai phạm thường được phát hiện chậm trễ và chung chung; Chưa quy rõ đối tượng chịu trách nhiệm, nên công tác theo dõi, giám sát thực hiện chấn chỉnh sau thanh tra còn lỏng lẻo và kém hiệu quả. Tất cả những điều trên đã đặt ra những vấn đề vô cùng to lớn bức xúc và phức tạp cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chức năng thanh tra giám sát việc hoạt động của các Tổ chức tín dụng, nhằm đưa hoạt động của các Tổ chức Tín dụng kinh doanh an toàn, có hiệu quả đúng pháp luật, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, hạn chế các tiêu cực, giữ được “chữ tín” đối với khách hàng. Là một cán bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương, có nhiều trăn trở và ý thức trách nhiệm với sự thịnh, suy của hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các Tổ chức Tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc luận giải nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế để hoạt động thanh tra giám sát các Tổ chức tín dụng ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng. - Khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đánh giá những thành công, hạn chế. Tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra, giám sát đối với các Ngân Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đối với các Tổ chức tín

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.