PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 24 - File word có lời giải.docx



Câu 9. Sơ đồ phả hệ Hình 5 mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai allele của một gene quy định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Gene quy định tính trạng bệnh là A. gene trội trên NST thường. B. gene lặn trên NST X C. gene lặn trên NST thường. D. gene trội trên NST Y. Câu 10: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 0,5 0,6 0,65 0,675 Aa 0,4 0,2 0,1 0,05 aa 0,1 0,2 0,25 0,275 Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là A. đột biến. B. giao phối ngẫu nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Rừng mưa nhiệt đới thường phân thành nhiều tầng, thực vật phân tầng theo nhu cầu ánh sáng của mỗi nhóm loài. Sự phân tầng của thực vật dẫn tới sự phân tầng của các loài động vật như chim, côn trùng sống trên tán lá, linh trưởng, sóc leo trèo trên cành cây, một số loài bò sát, giun tròn,... sống trên mặt đất hay trong các tầng đất khác nhau. Câu 11. Sự phân tầng của các loài thực vật và động vật ở rừng mưa nhiệt đới A. là kiểu phân bố các loài trong không gian theo chiều ngang. B. do sự phân bố đồng đều của các nhân tố sinh thái. C. để giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài sinh vật. D. giúp mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài trong quần xã. Câu 12. Nếu khu rừng mưa nhiệt đới bị chặt phá khiến tầng tán bị mất đi, dẫn đến ánh sáng chiếu trực tiếp xuống tầng dưới nhiều hơn. Điều này có thể gây ra hậu quả nào sau đây? A. Tất cả các loài thực vật tầng dưới sẽ phát triển mạnh hơn vì có thêm ánh sáng và nước. B. Động vật sống ở tầng tán có thể mất nơi ở, làm thay đổi cấu trúc quần xã. C. Hệ sinh thái nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu mà không có sự xáo trộn. D. Động vật sống dưới mặt đất sẽ di chuyển lên tầng trên để tận dụng nguồn sống mới. Câu 13. Cho enzyme cắt giới hạn có các trình tự nhận biết đặc trưng tương ứng; đoạn phân tử DNA chứa gene cần chuyển và vector đều có trình tự nhận biết cho enzyme cắt giới hạn. Đoạn phân tử DNA chứa gene chuyển: Mạch 1: 5’ T A G G C A T T G G A T A G G C A T A C G 3’ Mạch 2: 3’ A T C C G T A A C C T A T C C G T A T G C 5’ Đoạn vector: Mạch 1: 5’ G T A G G C A T G 3’ Mạch 2: 3’ C A T C C G T A C 5’
Sau khi sử dụng enzyme cắt giới hạn để cắt đoạn gene chuyển và cắt vector, người ta sử dụng enzyme nối để tạo đoạn DNA tái tổ hợp. Mạch 1 của đoạn DNA tái tổ hợp là đoạn nào sau đây? A. 5’ GTAGGCATTGGATAGGCATG 3’. B. 5’ GTAGGCATTGGATAGCATG 3’. C. 5’ CTAGCATTGGATAGGCCATG 3’. D. 3’ TATGCATTGGATAGGCATC 5’. Câu 14. Ở virus, sản phẩm của phiên mã ngược là phân tử A. rRNA. B. cDNA. C. tRNA. D. mRNA. Câu 15. Ở người, đột biến gene trong ty thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh. Để chữa bệnh di truyền này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ” được mô tả bằng sơ đồ Hình 6 sau: Biết trong quá trình thực hiện không xảy ra đột biến. Em bé được sinh ra bằng phương pháp “ba cha mẹ” có đặc điểm di truyền như thế nào? A. Chỉ mang DNA của bố và mẹ, không có bất kỳ yếu tố di truyền nào từ người hiến tặng. B. Mang DNA nhân từ bố và mẹ, nhưng DNA ty thể có nguồn gốc từ người hiến tặng. C. Có số lượng nhiễm sắc thể nhiều hơn bình thường do nhận DNA từ ba người. D. Có DNA nhân từ cả ba người, kết hợp đặc điểm di truyền của bố, mẹ và người hiến tặng. Câu 16. Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gene lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được các thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gene không được tạo ra từ quy trình này là A. AAbbddEE. B. AaBbDdEE. C. AABBDDEE. D. aabbddEE. Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Ở giai đoạn trưởng thành, tôm he (Penaeus merguiensis) thích nghi với nồng độ muối cao từ 3,2 → 3,3% nên giai đoạn này chúng sống ở biển khơi. Sang giai đoạn sau ấu trùng, chúng thích nghi với nồng độ muối thấp hơn, chỉ 1,0 → 2,5% nên chúng di chuyển vào bờ và sống trong rừng ngập mặn. Khi đạt kích thước trưởng thành chúng lại di cư ra biển. Câu 17. Thông tin về ảnh hưởng của nồng độ muối ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tôm he là ví dụ về quy luật A. giới hạn sinh thái của nhân tố nồng độ muối của nước biển. B. tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái. C. tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. D. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Câu 18. Nếu rừng ngập mặn ven biển bị suy giảm mạnh do hoạt động khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng thì quần thể tôm he trong khu vực có thể bị ảnh hưởng như thế nào? A. Tôm he trưởng thành bị mất môi trường sinh sản nên số lượng cá thể bị suy giảm qua các thế hệ. B. Giai đoạn sau ấu trùng của tôm he bị giảm tỷ lệ sống sót nên số lượng cá thể bị suy giảm qua các thế hệ. C. Tôm he thích nghi với điều kiện mới bằng cách sinh trưởng ngay tại biển mà không cần rừng ngập mặn. D. Quần thể tôm he không bị ảnh hưởng đáng kể vì chúng có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.