PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text GIÁO ÁN BÒ THEO ĐƯỜNG ZÍCH ZẮC 2022- 2023.docx

GIÁO ÁN ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM NĂM HỌC 2022 – 2023 Lĩnh vực: Phát triển thể chất. Đề tài: Thể dục “Bò theo đường zích zắc” Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi. Thời gian: 25 -30 phút. Người thực hiện: I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Trẻ biết cách bò phối hợp chân nọ tay kia không chạm vào đường dích dắc. - Trẻ biết tạo ra đường dích dắc từ các nguyên vật liệu khác nhau để bò qua 2. Kỹ năng: - Trẻ phối hợp các bộ phận nhịp nhàng khi thực hiện vận động, có kỹ năng bò khéo léo không chạm vào đường dích dắc - Phát triển tố chất khóe léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động. 3. Giáo dục - Trẻ tích cực, vui vẻ tham gia vào bài tập. - Trẻ có ý thức tổ chức, kỉ luật tuân theo yêu cầu của cô. II. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU - Nhạc bài hát “Làm chú bồ đội”, nhạc không lời. - Gạch xây dựng, bìa cattong, thanh gỗ, dây … - Sân tập, địa điểm tổ chức. * STEAM Trong bài. - Khoa học: Trẻ biết về lợi ích của vận động với sức khỏe, cơ thể. Cách đặc điểm, tính chất của đồ dùng. + Công nghệ: Cách sử dụng các loại vật liệu sẵn có để tạo ra đường dích dắc. + Kỹ thuật: Các bước thực hiện vận động, phối hợp nhịp nhàng tay, chân mắt để thực hiện vận động. + Nghệ thuật: Trẻ xếp con đường khéo léo, cân đối từ các vật liệu sẵn có + Toán: Trẻ sẽ khám phá về số đếm, thứ tự: trước, sau III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú * Gây hứng thú: - Chào mừng các bé đến với chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” ngày hôm nay. - Đến với chương trình gồm có 2 đội chơi. - Đội số 1: Là đội Hải quân - Đội số 2: Là đội Lục quân - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe
- Và người dẫn chương trình là cô giáo …. Xin nhiệt liệt chào mừng. - Đến với chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” 2 đội phải trải qua 3 phần thi. + Phần thi thứ nhất có tên gọi “Cùng khởi động”. + Phần thi thứ hai “Đồng diễn”. + Phần thi thứ ba “Thể hiện tài năng”. * Nội dung trọng tâm a. Khởi động: -      - Cho trẻ khởi động theo nhạc bài hát “Làm chú bồ đội”. b. Trọngđộng. + BTPTC: Tập theo nhịp đếm ( Mỗi động tác thực hiện 1 lần 8 nhịp) - Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, đưa lên cao - Động tác lườn: Hai tay đưa lên cao quay người sang 2 bên - Động tác chân: Tay dang ngang khụy gối. - Động tác bật: Bật chụm tách. Tập lại động tác bổ trợ 1 lần + VĐCB: Bò theo đường zích zắc. E1. Gắn kết. - Đưa ra thử thách: Làm sao các con Di chuyển đến giải cứu bạn thỏ làm thế nào để có thể vượt qua nhỉ? (đặt câu hỏi trẻ đưa ra ý kiến). + Các con làm cách nào để vượt qua mà không bị phát hiện? - Chúng mình sẽ cùng bò qua nhé. - Để không bị phát hiện chúng ta cần tạo ra 1 con đường đi bí mật đó là đường dích dắc. E2. Khám phá. - Cô khảo sát, hỗ trợ chia nhóm theo đặc điểm, thể lực của trẻ. - Trẻ thảo luận và chọn nguyên vật liệu. - Đặt câu hỏi để trẻ nói ra ý tưởng, cách làm của nhóm mình: + Con sử dụng vật liệu gì để làm con đường? + Tại sao con lại chọn vật liệu…. này? + Con xếp con đường như thế nào? - Cho trẻ thực hiện, cô quan sát, giúp đỡ cho trẻ. (Nếu trẻ không thực hiện được cô làm - Trẻ khởi động - Trẻ tập cùng cô - Trẻ trả lời câu hỏi. - Thảo luận và đưa ra ý kiến - Trẻ thảo luận đưa ra ý kiến. - Trẻ cùng nhau về nhóm và khám phá - Trẻ tạo ra các con đường - Trẻ thực hiện - Trẻ chia sẻ về các bước trẻ thực hiện vận động
mẫu) E3. Chia sẻ. - Cô đặt câu hỏi, giải thích cho trẻ giúp trẻ cải thiện những khó khăn trong quá trình thực hiện. - Con vừa thực hiện vận động gì? - Con bò như thế nào? - Làm thế nào con bò được qua đường dích dắc mà không bị chạm vào 2 bên đường thế? - Làm thế nào để con đường phù hợp khi con bò? - Cô làm mẫu và hướng dẫn cách bật: Từ vị trí đứng cô đến trước vạch xuất phát, TTCB: Cô chống 2 bàn tay trước vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh bò, cô bò bằng bàn tay cẳng chân, bò bằng chân nọ tay kia, bò dích dắc từ điểm xuất phát qua điểm tiếp theo kia và cứ thế bò dích dắc qua 4 điểm đứng lên, và về cuối hàng đứng. E4. Áp dụng. - Cô cho trẻ thực hiện vận động. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện. - Đưa thêm thử thách với trẻ đã tập tốt. - Động viên, hỗ trợ , giảm yêu cầu với những trẻ còn chưa thực hiện được. E5. Đánh giá. - Cô quan sát và đánh giá trẻ xem trẻ đã thực hiện được vận động chưa? - Điều chỉnh yêu cầu của bài tập phù hợp với thể lực của trẻ. - Bổ trợ thêm vận động cho các trẻ còn yếu vào các hoạt động khác trong ngày. (chơi trò chơi, bò trong đường zích zắc...) + Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ hít vào thở ra nhẹ nhàng theo nhạc không lời. * Kết thúc - Cô nhận xét tiết học. Động viên khen trẻ. - Cho trẻ chào và chuyển hoạt động đi ra ngoài theo nhạc. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ luyện tập - Thực hiện những thử thách cao hơn - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hồi tĩnh - Trẻ lắng nghe.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.